Những hiểu lầm về điện mặt trời

NHỮNG HIỂU LẦM VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

Bất cứ ai hiện nay đều biết đến hệ thống điện năng lượng mặt trời với cách hiểu đơn giản là sử dụng ánh sáng mặt trời để tạo ra năng lượng điện. Họ đều sẽ tự mình cập nhật hoặc ít hoặc nhiều các kiến thức, câu chuyện về điện mặt trời chính vì vậy không thể tránh khỏi việc bị hiểu chưa đúng về hệ thống điện năng lượng mặt trời.

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và giải đáp một số quan niệm hiểu lầm về hệ thống điện năng lượng mặt trời

1. Chi phí lắp đặt hệ thống điện mặt trời quá cao

"Để lăp 1 hệ thống điện mặt trời mất từ vài chục đến vài trăm triệu, không biết đến bao giờ mới thu lại được tiền, chưa kể hư hao hỏng hóc theo thời gian, bảo hành đi sửa chữa lại, tốn tiền lắm" - Đây sẽ là suy nghĩ của nhiều người khi đã nghiên cứu nhưng trù trừ do dự chưa muốn lắp, vấn đề về số tiền bỏ ra ban đầu luôn là nỗi ám ảnh đối với những người này. 

Trước đây bạn trả vài triệu tiền điện một tháng nhưng giờ đây chỉ cần vài trăm ngàn là đã có thể thanh toán tổng lượng điện dùng mà không hề cần thực hiện chính sách tiết kiệm điện nào quá mức khắt khe, việc thay đổi thần kỳ đó chính là nhờ hệ thống điện năng lượng mặt trời. 

Đối với hộ gia đình, doanh nghiệp thì hệ thống điện mặt trời có nối lưới giải quyết cho họ 2 bài toán chính:

• Lợi ích về kinh tế: Người thành công sẽ không bao giờ coi 1 số tiền lớn cần bỏ ra là áp lực, họ sẽ  coi đó là 1 khoản đầu tư sinh lời và ở đây là họ đầu tư vào điện mặt trời, mà đã là đầu tư thì không có đắt hay rẻ. 100% các hộ gia đình lắp điện mặt trời đều công nhận hệ thống này làm giảm chi phí tiền điện hàng tháng, còn có thể tăng thêm thu nhập nhờ bán điện dư cho nhà nước.

• Che chắn, làm mát mái nhà: các tấm pin mặt trời che chắn mái nhà của bạn khỏi ánh nắng trực tiếp từ mặt trời, các tia UV có hại cho sức khỏe, giúp mái nhà của bạn mát hơn, thẩm mỹ hơn. 

Như vậy có thể thấy chi phí lắp đặt hệ thống điện mặt trời không hề cao so với những lợi ích về kinh tế lâu dài, lợi ích sử dụng che chắn mà nó mang lại.


2. Hệ thống điện mặt trời không ổn định

Rất nhiều người nghĩ rằng hệ thống điện mặt trời chỉ khi có ánh nắng nó mới làm việc, cho ra điện không biết có đủ hay không, nếu điện áp không đủ thì khiến cho các thiết bị trong nhà dễ bị hỏng hóc do nguồn điện không ổn định. Ban đêm, trời nhiều mây cũng khiến hệ thống không ổn định, lượng điện năng sản xuất ra không được nhiều như ban ngày hoặc khi trời quang mây nhiều nắng.

Hệ thống điện mặt trời cho hộ gia đình thông thường sẽ hoạt động bằng cách nối thẳng vào hệ thống điện lưới của EVN, bộ biến tần sẽ chuyển đổi dòng điện được sản xuất từ pin mặt trời thành dòng xoay chiều cùng pha cùng tần số với mạng điện lưới quốc gia, điện mặt trời trở thành 1 nguồn điện bổ sung cho phụ tải của các hộ tiêu thụ điện, làm giảm tiền điện hàng tháng chứ không hề thay thế hoàn toàn cho mạng điện lưới quốc gia.


3. Hệ thống điện mặt trời hoạt động kém ở miền Bắc

Hầu hết mọi người đều nghĩ càng nóng, càng nắng to thì làm điện mặt trời càng hiệu quả như ở miền Nam chúng ta; nhưng đây là một quan niệm sai lầm. Điện mặt trời hoạt động nhờ hấp thu các bức xạ dạng sóng của mặt trời chứ không phải hấp thu nhiệt độ mặt trời.

Theo thống kê thì Đức là 1 nước đi đầu trong ngành công nghiệp điện mặt trời nhưng lượng bức xạ của họ chỉ ngang bằng với miền Bắc nước ta. Tấm pin mặt trời đặt ở vùng khí hậu lạnh có khi còn hoạt động hiệu quả hơn so với những vùng có khí hậu nóng quanh năm.

Bạn có biết nhiệt độ tiêu chuẩn để các tấm pin mặt trời hoạt động hết công suất là 25 độ C và cứ tăng thêm 1 độ thì hiệu suất sẽ giảm đi 0,7% ở hầu hết các nhà sản xuất.


3. Chờ vật tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời rẻ rồi làm

Đây là tâm lý chờ đợi của rất nhiều người. Tôi đã từng đọc 1 cuốn sách về tư duy thành công của tác giả Napoleon Hill có viết: "sự do dự là kẻ thủ của thành công" chính sự do sự, chờ đợi có thể sẽ khiến cơ hội của bạn vụt qua mất.

Trong vài năm trở lại đây xu hướng lắp điện mặt trời tăng cao là do chính sách khuyến khích của chính phủ và chính sách giá để mua lại điện dư của ngành điện. Tôi có thể khẳng định đây là thời điểm vàng để lắp đặt hệ thống điện mặt trời và ký hợp đồng bán điện trong nhiều năm (theo tuổi thọ của hệ thống điện mặt trời)

Nếu chính sách về giá này có thay đổi thì hiệu quả kinh tế sẽ giảm đi, ít nhà nhập khẩu, giá cả lắp đặt sẽ tăng lên.


4.  Lắp đặt hệ thống điện mặt trời làm hỏng mái nhà

Nhiều khách hàng có hỏi chúng tôi lắp đặt vậy liệu có khiến mái nhà bị ảnh hưởng không? Điều này chỉ đúng với những đơn vị không có kinh nghiệm, thi công và sử dụng những vật liệu không đạt chuẩn làm ảnh hưởng đến sự thấm, dột của mái tôn, mái nhà.

Nếu được lắp đặt đúng kỹ thuật và các vật liệu chuyên dụng thì hệ thống điện mặt trời không những không làm ảnh hưởng đến mái nhà mà còn góp phần bảo vệ, gia tăng tuổi thọ cho mái, giúp ngôi nhà tránh được ánh nắng trực tiếp, mưa,... giúp tăng khả năng chống nóng cho mái nhà

Chú ý:

Trước khi lắp đặt cần khảo sát, đánh giá mái nhà hiện tại có đủ điều kiện lắp đặt không. Tránh tính trạng mái nhà quá xuống cấp khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời sẽ không an toàn, khiến bạn tốn thêm chi phí sửa chữa, lắp đặt lại.


5. Liên hệ tư vấn, lắp đặt hệ thống điện mặt trời

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, lắp đặt hệ thống điện mặt trời vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 091.585.1399 hoặc Chat trực tuyến để biết thêm chi tiết.

Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo mẫu sau: 


Bài viết liên quan

Bình luận

Mời bạn để lại bình luận. Quản trị viên sẽ phản hồi ngay khi nhận được ý kiến của bạn

Số điện thoại của bạn sẽ không hiển thị công khai