TÌM HIỂU VỀ THỦ THỤC MUA BÁN ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
Thủ tục mua bán điện năng lượng mặt trời - đây chính là điều mà những hộ gia đình, doanh nghiệp quan tâm đến điện mặt trời băn khoăn nhất trước khi ra quyết định có nên lắp đặt hay không nên lắp đặt hệ thống điện mặt trời phục vụ nhu cầu sử dụng điện của gia đình, doanh nghiệp.
Chúng ta cùng tìm hiểu về thủ tục mua bán điện năng lượng mặt trời trong bài viết dưới đây.
1. Mua bán điện năng lượng mặt trời là gì?
Thông thường mọi người đều biết:
Người bán: các thành viên của tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN)
Người mua: người sử dụng điện chúng ta, những đối tượng có nhu cầu sử dụng điện do EVN cung cấp
Sau khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời hoà lưới chúng ta sẽ đổi vai trò cùng nghành điện
Người bán: những người lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời
Người mua: Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN
Mua bán điện mặt trời là hình thức bạn đầu tư một hệ thống điện mặt trời và bán lại phần điện dư không sử dụng ngược lại cho EVN
Lợi ích của việc này là bạn không hề tốn bất cứ chi phí nào cho nhân sự đi ghi nhận điện đã bán cho EVN mỗi tháng, mọi việc đều được đo lại bằng công tơ điện 2 chiều. Với một hệ thống điện năng lượng mặt trời có tuổi thọ lên tới 25 năm thì bạn đã có một nguồn thu nhập lâu dài và ổn định.
Việc đầu tư và mua bán điện mặt trời là một trong những cơ chế khuyến khích của Thủ tướng Chính phủ trong việc bảo vệ an ninh năng lượng quốc gia.
2. Đăng ký hợp đồng mua bán điện mặt trời
Hiện tại, các tổng công ty điện lực đã uỷ quyền cho công ty điện lực thành viên được ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán điện từ các dự án điện mặt trời trên mái nhà có hoà mạng vào lưới điện thuộc phạm vi quản lý của đơn vị.
Điều này có nghĩa bạn không cần đi đâu xa, chỉ cần đến công ty Điện Lực đang quản lý lưới điện lại khu vực nhà bạn.
Hiện nay thì các công ty lắp đặt hệ thống điện mặt trời hầu như đều đảm nhận công việc này cho khách hàng.
3. Giá điện mặt trời được thu mua
Các dự án điện mặt trời mái nhà được thực hiện cơ chế mua bán điện theo chiều giao và chiều nhận riêng biệt của công tơ đo đếm điện 2 chiều.
Điện mặt trời sẽ được mua lại với giá 1943 VND/kWh và hợp đồng bán điện lên tới 20 năm
4. Quy trình lắp đặt, đăng ký, hình thức thanh toán
4.1 Quy trình thi công, lắp đặt
• Khảo sát:
Khảo sát đánh giá hiện trạng về kết cấu, vị trí mặt bằng. Tính toán công suất lắp đặt thực tế theo nhu cầu sử dụng điện hoặc theo mặt bằng khảo sát
• Thiết kế và tư vấn hệ thống
Lập hồ sơ dự án bao gồm: thuyết minh kỹ thuật, tài chính, bản vẽ thiết kế, phương án thi công.
Hệ thống thiết kế tối ưu để đảm bảo độ chịu lực an toàn của mặt bằng mái và đạt hiệu suất cao nhất.
• Gia công khung, sàn
Phần khung gia công dựa trên bản vẽ chi tiết được khách hàng phê duyệt, sau đó sẽ được chia thành các module, đóng gói để vận chuyển đến công trình
• Thi công lắp đặt
Triển khai lắp đặt theo phương pháp thi công đã được phê duyệt, đảm bảo các yếu tố kỹ thuật, thẩm mỹ, an toàn lao động
• Kiểm tra - hiệu chỉnh
Sau khi hoàn tất lắp đặt phần cơ khí và điện, kỹ sư chuyên môn kiểm tra vận hành tất cả thành phần, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định trước khi đóng điện.
• Đóng điện nghiệm thu
Sau khi đảm bảo hệ thống vận hành ổn định, kỹ sư Điện mặt trời hoàn thiện công tác đóng điện, nghiệm thu và bàn giao hệ thống. Hệ thống sẽ được bảo trì, bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ để đạt hiệu suất tối ưu.
4.2 Quy trình đăng ký đấu nối điện mặt trời
4.3 Quy trình thanh toán tiền điện mặt trời
5. Liên hệ lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời
Quý khách hàng có nhu cầu lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 091.585.1399 hoặc Chat trực tuyến để biết thêm chi tiết.
Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo mẫu sau:
Bình luận