Thi công điện mặt trời tại An Giang

Lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời tại An Giang

Trong năm 2019 qua kinh tế - xã hội tỉnh An Giang đã có những bước phát triển vượt bậc, tất cả các chỉ tiêu đều đạt và vượt mức kế hoạch đề ra; ngay trong những ngày khó khăn vì đại dịch Covid-19 thì kinh tế - xã hội An Giang vẫn có những bước phát triển bền vững. Tất cả những điều này có được đều do những quyết sách và chỉ đạo đúng đắn của lãnh đạo nhà nước cũng như lãnh đạo tỉnh nhà An Giang.

Tiếp tục hướng tới kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, mục tiêu tổng quát mà tỉnh đề ra là phát huy tối đa tiềm năng, khai thác hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế ổn đinh, bền vững theo hướng tăng trưởng xanh, áp dụng khoa học công nghệ vào đời sống. Một trong số đó chính là chiến lược phát triển nguồn điện năng lượng mặt trời tại An Giang.

Chính sách phát triển nguồn điện năng lượng mặt trời giúp người dân và doanh nghiệp An Giang chủ động hơn về nguồn điện trong hoạt động kinh tế, xã hội, sản xuất, nuôi trồng thuỷ sản giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn điện lưới quốc gia.

1. Tiềm năng phát triển điện năng lượng mặt trời tại An Giang

Điện lực An Giang đã có nhiều văn bản đề nghị các sở ban, ngành, đoàn thể hỗ trợ kêu gọi các donah nghiệp, tổ chức, hộ gia đình lắp đặt và sử dụng điện năng lượng mặt trời góp phần tiết kiệm nguồn năng lượng và bảo vệ môi trường

Kết quả nghiên cứu và thống kê mới nhất tại tỉnh An Giang bức xạ mặt trời nằm trong khoảng 4,7 - 5,1 kWh/m2/ngày. Nguồn bức xạ mặt trời rất cao và ổn định trong suốt thời gian cả năm, được phân bố đều trên toàn tỉnh, số giờ nắng trung bình tại An Giang cũng vào khoảng 2400 giờ

Theo đề án phát triển nguồn điện năng lượng mặt trời của ngành điện lực An Giang mới nhất thì mục tiêu hết năm 2020 sẽ đạt sản lượng điện mặt trời vào hơn 1167 triệu kWh

Với tất cả những điều trên để thấy được An Giang có tiềm năng phát triển nguồn điện năng lượng mặt trời to lớn đến thế nào. Lãnh đạo các ban nghành luôn ủng hộ có thêm nguồn cấp điện để đáp ứng nhu cầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang.

Lắp đặt điện mặt trời tại An Giang

Tiềm năng lớn như vậy, cơ hội cũng đã có, làm hay không, có lắp điện năng lượng mặt trời hay không là do quyết định ở bạn.


2. Tiện ích từ nguồn điện năng lượng mặt trời tại An Giang

Với nhiều tháng nắng trong một năm, nguồn bức xạ mặt trời cao thì các hộ dân trong tỉnh An Giang khi lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời sẽ giảm thiểu chi phí tiền điện lâu dài.

Việc lắp đặt điện mặt trời được nhà nước khuyến khích, ngoài việc tiết kiệm chi phí tiền điện, bảo vệ môi trường thì nguồn điện dư thừa khi hệ thống sản xuất ra sẽ được bán cho nhà nước theo bảng giá quy định của Chính phủ.

Việc các xí nghiệp, nhà xưởng, hộ gia đình tận dụng diện tích các mái nhà bỏ không để lắp hệ thống điện năng lượng mặt trời sẽ tạo ra được lượng điện rất lớn phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, kinh doanh, sản xuất; ngoài ra các tấm pin mặt trời lắp bên trên còn mang tác dụng hứng ánh nắng chống nóng cho các nhà xưởng, hộ gia đình bên dưới

Ngoài tất cả những điều trên thì vẻ đẹp, sự hiện đại, thẩm mỹ của hệ thống điện năng lượng mặt trời được lắp là điều không cần bàn cãi.


3. Tìm hiểu về điện năng lượng mặt trời

3.1 - Hệ thống điện năng lượng mặt trời

Lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời tại An Giang đã dần trở lên phổ biến, việc tận dụng các diện tích, không gian một cách tối đa để tiếp nhận ánh sáng và việc làm thiết yếu, thông thường các hộ gia đình, các doanh nghiệp thường lựa chọn mái nhà, mái xưởng để lắp đặt vừa tiết kiệm chi phí lại tận dụng tốt không gian bên trên.

Các tấm pin năng lượng mặt trời được lắp đặt bên trên sẽ hập thu bức xạ từ ánh sáng mặt trời và chuyển hoá thành điện năng. Dòng điện này được đưa tới bộ điều khiển có chức năng tự động điều hoà dòng điện từ pin mặt trời  và dòng điện nạp cho ác quy.

Nguồn điện 1 chiều được đưa qua bộ chuyển đổi (inverter) để biến thành dòng điện xoay chiều 220v/50Hz sử dụng cho các thiết bị tiêu thụ điện trong gia đình như: quạt, tivi, máy bơm, tủ lạnh,... nếu còn thừa sẽ được tích trữ dưới dạng ác quy hoặc phát lên lưới điện quốc gia.

Đối với các nhà xưởng có diện tích rộng thì nguồn điện được tạo ra còn lớn hơn rất nhiều.

Sơ đồ hệ thống điện năng lượng mặt trời

Hệ thống điện năng lượng mặt trời được nối với mạng điện lưới quốc gia, vào ban ngày sẽ ưu tiên sử dụng điện năng từ hệ thống điện mặt trời, đến buổi tối hệ thống không sản xuất ra điện mới sử dụng ác quy hoặc lấy điện từ hệ thống điện lưới quốc gia. Lượng điện dư thừa phát lên lưới và lượng điện tiêu thụ ban tối sẽ được đo bằng công tơ điện 2 chiều, từ đó phát huy hiệu quả cao về tính chất kinh tế, cũng như rút ngắn thời gian thu hồi vốn của hệ thống điện mặt trời.

Đối với các hộ gia đình thì cần xem lượng điện tiêu thụ mỗi ngày hoặc mỗi tháng là bao nhiêu để lắp đặt hệ thống phù hợp, nếu muốn bán điện cho EVN thì nên tận dụng hết diện tích mái và các khoảng trống dư thừa có ánh nắng chiếu vào.

Hệ thống điện năng lượng mặt trời rất dễ nâng cấp nên theo chúng tôi thì các bạn nên lắp bộ inverter có công suất lớn hơn công suất hệ thống để dự phòng trường hợp nâng cấp sau này.

Hệ thống điện năng lượng mặt trời có độ bền cao tới 25 năm, ít phải sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng,...

3.2 - Cấu tạo của hệ thống điện năng lượng mặt trời

Trọn bộ thiết bị gồm có:

Inverter hoà lưới SMA ZeverSolar - Dass (Hàn Quốc)

Tấm pin Hanwha Q-cell Hàn Quốc

Tủ điện AC/DC chống sét lan truyền

Khung nhôm chịu lực cao

4. Các hệ thống điện mặt trời cho hộ gia đình và doanh nghiệp

4.1 - Điện năng lượng mặt trời hoà lưới không lưu trữ

Nguồn điện năng dư thừa của hệ thống điện mặt trời sẽ được chuyển lên mạng điện lưới quốc gia và được đo bằng công tơ điện 2 chiều.

Ban ngày hệ thống ưu tiên sử dụng điện mặt trời, đến tối hệ thống không hoạt động thì sử dụng mạng điện lưới quốc gia, lượng điện sử dụng từ điện lưới cũng được đo bằng đồng hồ 2 chiều.

Hệ thống này thường được sử dụng cho các trường học, trung tâm thương mại, doanh nghiệp, nhà máy,... có hoạt động nhiều và tiêu thụ điện nhiều vào ban ngày

4.2 - Điện năng lượng mặt trời độc lập

Đây là hệ thống điện mặt trời độc lập toàn toàn với mạng điện lưới quốc gia, nguồn năng lượng sử dụng dư thừa vào buổi sáng sẽ được chuyển vào hệ thống ác quy.

Ban đêm khi hệ thống không sản xuất điện thì tất cả các tải tiêu thụ sẽ sử dụng nguồn điện được phát ra từ ác quy đã được nạp đầy điện từ ban sáng.

Hệ thống này thường được sử dụng ở những nơi không có mạng điện lưới quốc gia hoặc những hộ gia đình ít sử dụng điện

điện mặt trời độc lập


5. Bảng giá lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời tại An Giang

5.1 - Bảng báo giá lắp đặt hệ thống điện mặt trời

Công suất (KW) Lượng điện sản xuất (kWh/tháng) Chi phí đầu tư (VND) Thời gian hoàn vốn (năm)
Sử dụng inverter ZeverSolar
2.0 240 48.260.000 6
3.0 360 57.665.000 4,8
4.0 480 69.065.000 4,3
5.1 600 88.730.000 4,4
6.1 720 99.192.000 3,3
7.1 840 125.875.000 3,6
8.1 960 141.550.000 3,5
9.1 1080 154.375.000 3,4
10.2 1200 170.050.000 3,4
15.0 1800 251.275.000 3,3
17.0 2040 285.720.000 3,3
20.0 2400 322.620.000 3,2
Sử dụng inverter Dass
3.5 420 69.200.000 4.9
7.0 840 132.000.000 4.7
10.5 1260 183.5000.000 4.3
14.0 1680 238.500.000 4.2

5.2 - Thời gian bảo hành

Inverter bảo hành 6 năm

Tấm pin: bảo hành vật lý 12 năm, bảo hành hiệu suất hoạt động trên 80% trong vòng 25 năm.

Bảo hành vật tư phụ 10 năm tại chân công trình


6. Liên hệ lắp đặt hệ thống điện mặt trời

Quý khách hàng có nhu cầu lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời tại An Giang vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 091.585.1399 hoặc Chat trực tuyến để biết thêm chi tiết.

Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo mẫu sau: 


7. Tư vấn lựa chọn hệ thống điện năng lượng mặt trời

• Câu hỏi: Theo tôi nghiên cứu, điện mặt trời chỉ hoạt động vào ban ngày, khi có nắng, ban đêm vẫn phải sử dụng điện lưới. Vấn đề là các hộ gia đình thường sử dụng nhiều điện vào ban đêm, xin hỏi có giải pháp nào có thể lưu trữ điện sản xuất ban ngày để sử dụng vào ban đêm không?

⇒ Trả lời: Chào bạn, điện mặt trời đi đôi với chính sách phát triển điện mặt trời của nhà nước nên điện mặt trời đang phát huy hiệu quả toàn diện. Ban ngày khi lượng điện dư thừa bạn có thể nạp vào ác quy để tối sử dụng hoặc bán cho nhà nước vào ban ngày và mua lại điện vào ban đêm với giá rẻ hơn. Bởi vậy, xét trên toàn bộ các khía cạnh thì các hộ gia đình, doanh nghiệp lắp điện mặt trời đều có lợi, vừa có thể sử dụng cho sinh hoạt vừa có nguồn thu nhập từ bán điện cho nhà nước.

Hệ thống điện mặt trời áp mái

• Câu hỏi: Hiện nay khi bán lượng điện dư thừa cho nhà nước thì biểu giá bán điện là thế nào?

⇒ Trả lời: Chào bạn, theo biểu giá mới nhất của chính phủ thì điện lực sẽ mua lại nguồn điện được phát lên từ hệ thống điện năng lượng mặt trời là 1943 VND/kWh

• Câu hỏi: Tôi lắp hệ thống điện năng lượng mặt trời để phát cho hệ thống sục khí tạo ô xi cho hồ nuôi thuỷ sản được không? và tôi muốn sử dụng luôn nguồn điện đó cho sinh hoạt gia đình

⇒ Trả lời: Chào bạn, bạn hoàn toàn có thể lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời cho hồ nuôi thuỷ sản được nhé, vừa tiết kiệm điện lại có thể làm mái che nắng cho thuỷ sản dưới hồ. Chuyên viên kỹ thuật của chúng tôi sẽ qua làm việc và khảo sát trực tiếp xem có thể lắp đặt hệ thống điện mặt trời vừa sử dụng cho hồ nuôi thuỷ sản vừa dùng cho sinh hoạt gia đình của bạn được không.

• Câu hỏi: Tôi ở Chợ Mới, An Giang giờ muốn lắp điện mặt trời mái nhà thì liên hệ với ai?

⇒ Trả lời: Chào bạn, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số tổng đài bên trên để được chuyên viên kỹ thuật tư vấn và hẹn gặp trực tiếp để khảo sát công trình.


Bài viết liên quan

Bình luận

Mời bạn để lại bình luận. Quản trị viên sẽ phản hồi ngay khi nhận được ý kiến của bạn

Số điện thoại của bạn sẽ không hiển thị công khai
7 Bình luận 5/5 đánh giá