Sử ký FPT Telecom (Phần I)
I. Hoàn cảnh ra đời
Các doanh nghiệp trên thế giới từ lâu đã nhận biết sâu sắc rằng mạng Internet là một tài sản hết sức to lớn. Mạng Internet là phương tiện ghi nhận, bảo vệ và thể hiện thành quả của doanh nghiệp. Nó đem lại sự ổn định và phát triển của thị phần, nâng cao lợi thế cạnh tranh, tạo ra danh tiếng và lợi nhuận. Mặc dù vậy, với nhiều doanh nghiệp trong nước, việc tạo dựng và quản trị mạng vẫn còn là một vấn đề xa lạ và mới mẻ. Không ít doanh nghiệp chỉ chăm chút ra sản phẩm mà chưa khai thác, thậm chí để lãng phí, mất mát tài sản khổng lồ mà mình vốn có.
Tuy nhiên để có một thương hiệu mạng Internet FPT thì chúng ta phải xây dựng nó. Giá trị quan trọng nhất trong xây dựng hệ thống mạng internet là giúp doanh nghiệp dồn hết sự chú ý vào khách hàng và không bị chi phối bởi những vấn đề không liên quan bên lề khác. Sẽ không sai khi nói rằng xây dựng hạ tầng cơ sở mạng hoàn chỉnh quyết định sự thành công của doanh nghiệp đó – xây dựng hạ tầng tốt chính là xây dựng doanh nghiệp.
FPT Telecom ra đời trong hoàn cảnh đất nước đang từng bước đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa, đất nước vượt qua khó khăn khủng hoảng kinh tế. Hệ thống mạng lưới vẫn còn hoang sơ, con người hầu như chưa được tiếp cận phổ biến với Internet. FPT Telecom chịu trách nhiệm là công ty tiên phong trong lĩnh vực trực tuyến.
Năm 1997
Trụ sở đầu tiên của FPT Telecom - 75 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Ban đầu, ngày 31/01/1997 công ty mới chỉ là trung tâm dịch vụ trực tuyến – FPT Online Exchange với nhiệm vụ xây dựng và phát triển mạng Trí Tuệ Việt Nam (TTVN) Sau đổi tên thành FPT Internet với các chức năng, hoạt động chính: cung cấp dịch vụ Internet, cung cấp thông tin trên Internet và duy trì và phát triển mạng trí tuệ Việt Nam.Với sự ra đời trung tâm dịch vụ Internet.
Năm 2001
Đến cuối năm 2001 FPT Telecom đã phát triển được 13.000 thuê bao Internet. Để củng cố cho sự phát triển hệ thống mạng lưới Internet trong hai thành phố chính là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. FPT Telecom đã cho ra đời báo điện tử “Tin nhanh Việt Nam VnExpress.net”.
Năm 2003
Năm 2003 là một năm đánh dấu bước ngoặt lớn khi FPT Telecom được Bộ Thông Tin cấp giấy phép cung cấp dịch vụ Interner Phone, mở rộng phát triển hệ thống Internet cùng với cung cấp điện thoại với đầu số 0473xxxxx. Cùng năm đó báo điện tử VnExpress được tạp chí PC World bình chọn là báo điện tử tiếng Việt được ưa chuộng nhất trên mạng Internet và được các nhà báo công nghệ thông tin bầu chọn là 1 trong 10 sự kiện CTT Việt Nam 2003. Với sự bùng nổ mạnh mẽ Internet tại thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Công ty FPT Telecom đã ra quyết định thành lập Công ty Truyền thông FPT trên cơ sở sát nhập FPT Internet Hà Nội và FPT Internet TP. Hồ Chí Minh nhằm dễ dàng quản lý và thống nhất đưa ra các chiến lược cho công ty.
Năm 2004
Năm 2004, đánh dấu sự phát triển của Báo điện tử VnExpress.net lọt vào Top 1.000 Website có đông người truy cập nhất. Báo điện tử VnExpress.net ra đời nhằm tạo điều kiện phát triển hệ thống mạng lưới Internet cho FPT Telecom. Đó là cầu nối để đưa dịch vụ ADSL đến cho mọi người.
Năm 2005
Công ty chính thức mang tên Công ty Cổ phần Viễn thông FPT. Và báo điện tử VnExpress.net lại lọt vào Top 500 Global Website của Alexa.com. Đây là sự khẳng định vượt trội của Internet Việt Nam, sự phát triển nhanh chóng, đây chính là cơ hội để FPT Telecom phát triển rộng mạng lưới của mình. Trong năm 2005 Công Ty được Bộ Thông Tin cấp giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ Viễn thông. So với năm 2001 số lượng thuê bao là 13.000 thì đến năm 2005 số lượng thuê bao đã vươn tới 60.000 thuê bao.
Năm 2006
Báo điện tử VnExpress.net lại tiếp tục lọt vào Top 200 Global Website của Alexa.com và đoạt Cup Vàng giải thưởng CNTT và truyền thông do Hội tin học Việt Nam tổ chức. Đồng thời FPT cũng đi đầu về công nghệ là tiên phong cung cấp dịch vụ truy cập Internet bằng cáp quang ( Fiber to the Home- FTTH) tại Việt Nam. FPT Telecom sẽ hoàn thành chủ động trong việc đầu tư xây dựng hệ thống mạng viễn thông liên tỉnh trên toàn quốc và mạng viễn thông quốc tế kết nối các nước nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam, nhằm cung cấp trực tiếp cũng như bán lại các dịch vụ viễn thông. Ngay sau đó, FPT tham gia vào liên minh cáp biển quốc tế AAG (Asia -America Gateway), đồng thời thực hiện và triển khai quang đất liền với China Telecom dung lượng 10 Gpbs. Đây là những điều kiện then chốt cho công ty xây dựng các đường trục liên tỉnh và quốc tế với dung lượng lên tới hàng trăm Gigabit. Hạ tầng riêng này mang lại cho FPT Telecom những lợi thế vượt trội và chủ động trong việc cung cấp dịch vụ cho thuê kênh riêng và truyền hình số liệu với chất lượng cao và ổn định.
Năm 2008
FPT Telecom đã chuyển sang mô hình Tổng công ty với việc thành lập các công ty bao gồm: Công ty TNHH Viễn thông FPT Miền Bắc (FTN), Công ty TNHH Viễn thông FPT Miền Nam (FTS), Công ty TNHH dữ liệu trực tuyến FPT (IDS), Công ty TNHH quảng cáo trực tuyến FPT (ADS), Công ty TNHH một thành viên Viễn thông Quốc tế FPT (FTI). Năm 2008, FPT Telecom nhanh chóng trở thành nhà cung cấp dịch vụ Internet đứng thứ 2 tại Việt Nam với 31% thị phần. Bên cạnh đó hai nhà cung cấp dịch vụ Internet là VNPT và Viettel cũng đang dần chiếm lĩnh thị trường béo bở trong những năm đầu phát triển hệ thống mạng lưới Internet. Với sự nỗ lực của công ty và sự giúp đỡ nhiệt tình của một số công ty của Trung Quốc, FPT Telecom chính thức trở thành thành viên của Liên minh AAG (Asia -America Gateway), cùng tham gia đầu tư vào tuyến cáp quang biển quốc tế trên biển Thái Bình Dương. FPT Telecom tiếp tục được cấp phép kinh doanh dịch vụ VoIP, công ty có đầy đủ cơ sở để chủ động triển khai đồng bộ các loại dịch vụ viễn thông trên cùng 1 hạ tầng theo đúng mục tiêu đề ra: “Mọi dịch vụ trên một kết nối”. Vào ngày 01/04/2008, Công ty và công ty TNHH PCCW Global (chi nhánh của nhà cung cấp dịch vụ Viễn thông hàng đầuHong Kong) chính thức ký thoả thuận hợp tác kết nối mạng. Với sụ hợp tác này, PCCW Global có thể cung cấp dịch vụ với nhiều cấp độ khác nhau cho các khách hàng tại Việt Nam nhằm tối đa hoá việc sử dụng băng thông rộng sử dụng công nghệ chuyển mạch đa nhãn (MPLS). Riêng FPT Telecom, ngoài các dịch vụ truyền số liệu nội hạt, liên tỉnh, kênh thuê riêng Internet, FPT sẽ cung cấp các dịch vụ cao cấp hơn như thuê kênh Quốc tế, mạng riêng ảo VPN Quốc tế, Kênh IP Quốc tế (MPLS).
Năm 2009
Năm 2009 là năm có nhiều sự thay đổi lớn trong công ty, nhiều dự án được triển khai thành công, công ty cũng tung ra nhiều chiêu khuyến mại tức thì bằng cách tạo ra những gói cước hấp dẫn cho khách hàng. Tháng 2/2009, FPT Telecom đã triển khai thành công dự án thử nghiệm công nghệ WiAX di động với tần số 2,3 Ghz tại trụ sở FPT Telecom. Kết quả này đã mở ra cho FPT Telecom nhiều cơ hội trong việc phát triển và cung cấp các dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ Wimax di động.
- Tháng 3/2009, FPT Telecom chính thức triển khai gói cước mới: Triple Play tích hợp 3 dịch vụ trên cùng một đường truyền: truy cập Internet, điện thoại cố định và truyền hình Internet. Sản phẩm Triple Play cho phép khách hàng thụ hưởng mọi tiện ích cơ bản về thông tin liên lạc trong công việc giải trí với chất lượng cao và giá cả hợp lý. Hiện tại sự bùng nổ công nghệ thông tin tại hai thành phố lớn, không cung cấp đủ cho người dân trên toàn quốc cho nên công ty quyết định mở rộng thị trường sang các tỉnh lân cận: FPT Cần Thơ (tháng 3), FPT Nghệ An, FPT Đà Nẵng (tháng 4), FPT Khánh Hoà (tháng 5), FPT Thanh Hóa (tháng 12).
- Tại các tỉnh này, công ty dần dần thiết lập hệ thống mạng lưới cơ sở hạ tầng tại các thành phố lớn trong tỉnh. Bởi tại các trung tâm thành phố mới tập trung nhiều cơ sở doanh nghiệp để công ty cung cấp hệ thống Internet, tại đây công ty cũng dễ dàng xây dựng hệ thống mạng lưới bởi các doanh nghiệp được xây dựng cận kề nhau. Khi đó công ty cũng giải quyết được một số vấn đề chi phí đường dây.
Năm 2011
FPT Telecom mở văn phòng đại diện tại Campuchia, tạo ra bước ngoặt lớn nhất trong lịch sử tập đoàn FPT vươn Internet ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.