Nhận thi công trần thạch cao tại An Dương, Hải Phòng
Giới thiệu tổng quát về trần thạch cao
Trần thạch cao đang là xu thế được lựa chọn trong thiết kế nhà ở và các công trình hiện nay. Với những tính năng ưu việt, trần thạch cao có thể đáp ứng đa dạng nhu cầu thiết kế, kiến trúc trong mọi công trình xây dựng và được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn. Trần thạch cao mang đến nét đẹp thẩm mỹ, sang trọng cho ngôi nhà của bạn.
1. Tìm hiểu về trần thạch cao
1.1 Trần thạch cao là gì?
Trần thạch cao là loại trần được làm từ tấm thạch cao và được gắn cố định vào một hệ khung vững chắc liên kết vào kết cấu chính của trần nhà. Trần thạch cao là lớp trần thứ hai nằm dưới trần nhà hay còn gọi là trần giả.
1.2 Cấu tạo, đặc tính của trần thạch cao
• Cấu tạo:
Trần thạch cao là loại trần được làm từ những lớp vật liệu như: tấm thạch cao, khung xương thạch cao, lớp sơn bả và các vật tư phụ khác. Các vật liệu này có tác dụng như sau:
- Tấm thạch cao: được lắp trực tiếp lên hệ khung xương thông qua vít chuyên dụng để tạo độ phẳng và tính thẩm mỹ cho trần.
- Khung xương thạch cao: là khung chính để treo các tấm thạch cao lên, giúp cố định, tăng tính chịu lực tạo độ bền cho công trình
- Lớp sơn bả: tạo độ mịn nhẵn đều màu, tạo vẻ đẹp cho bề mặt trần.
• Đặc tính của trần thạch cao:
- Tấm thạch cao có độ mềm, dẻo ko bị nứt nên có thời gian sử dụng được lâu dài cho các công trình.
- Bề mặt mịn, nhẵn, đẹp mắt, dễ dàng trang trí và có độ cứng tương đối tốt.
1.3 Ứng dụng của trần thạch cao
- Trần thạch cao đã và đang được sử dụng rộng rãi trong các hộ gia đình và các công trình xây dựng từ nhỏ đến lớn. Đây là loại vật liệu hoàn thiện với bề mặt nhẵn mịn cùng với độ cứng chắc của sản phẩm sẽ đem đến không gian sống lý tưởng hoàn mỹ trong chính ngôi nhà của bạn.
- Trần thạch cao được sử dụng để trang trí nội thất của các hộ gia đình như: phòng khách, phòng làm việc, phòng ăn, phòng ngủ... Ngoài ra còn được sử dụng rộng rãi trong các công ty, nhà hàng, khách sạn, trường học, bệnh viện.,.
Trần thạch cao kết hợp với nhiều vật liệu khác nhau để tạo ra các tính năng đa dạng như:
- Trần thạch cao chịu nước: được sử dụng cho các công trình tiếp cận với nguồn ẩm cao như: vệ sinh, nhà cũ bị dột...
- Trần thạch cao chịu ẩm: được kết hợp từ khung xương thạch cao và tấm thạch cao chịu ẩm, được sử dụng cho các công trình thuộc môi trường ẩm như: khu tập thể cũ, phòng vệ sinh...
- Trần thạch cao chống nóng, cách nhiệt: được tạo ra từ tấm thạch cao kết hợp với xốp hoặc bông thuỷ tinh, được thiết kế cho các khu vực chịu nhiệt cao nhằm ngăn cản nhiệt độ truyền từ không gian này sang không gian khác như trần mái tôn cho nhà xưởng, nhà ở...
- Trần thạch cao chống cháy: được làm từ khung xương, tấm thạch cao chống cháy và bông thuỷ tinh. Được sử dụng cho các công trình chống cháy. Thời gian chịu lửa được tính theo: chống cháy 60 phút, chống cháy 90 phút, chống cháy 120 phút...
- Trần thạch cao tiêu âm: được tạo lên từ tấm thạch cao tiêu âm,bông thuỷ tinh, cao su non, vải nỉ, mút xốp...
Trần thạch cao tiêu âm được dùng chủ yếu cho hội trường, rạp chiếu phim, phòng karaoke, phòng họp, phòng làm việc, phòng ngủ...
- Trần thạch cao cổ điển, tân cổ điển: là sự kết hợp giữa trần thạch cao với phào chỉ hoa văn. Trần thạch cao cổ điển thường được ứng dụng cho các dạng nhà biệt thự tân cổ...
Mẫu trần thạch cao cổ điển cho phòng khách
2. Ưu điểm và nhược điểm của trần thạch cao:
2.1 Ưu điểm
- Đa dạng mẫu mã và tính thẩm mỹ cao
- Dễ dàng lắp đặt thi công mà không ảnh hưởng tới kết cấu trần nguyên thuỷ.
- Có nhiều tính năng ưu việt như chống nóng, chống ồn, chịu ẩm, chịu nước, chống cháy... nên trần thạch cao đang được lựa chọn tin cậy trong các công trình lớn như: các trung tâm thương mại, khách sạn, phòng họp, quán karaoke...
- Với đặc tính mềm dẻo nên không bị nứt dù được sử dụng trong thời gian dài
- Bề mặt mịn, phẳng, đẹp mắt, độ cứng tương đối tốt có thể tạo nhiều hoạ tiết hoa văn nên dễ dàng trang trí cho mọi không gian nội thất.
2.2 Nhược điểm
- Đối với trần thạch cao nổi không thể treo được các vật trang trí nặng vì dễ gây sụt hoặc bể trần.
- Đối với trần thạch cao chìm nếu bị hư hỏng thì khó sửa chữa mà phải tháo cả tấm trần để sửa chữa.
- Thạch cao khi sử dụng lâu dài sẽ bị co lại dễ gây ra các vết nứt đòi hỏi phải xử lý ngay các vết nứt này.
3. Các loại trần thạch cao hiện nay
3.1 Trần thạch cao thả
Được thiết kế một phần thanh xương lộ ra ngoài, được thi công bằng phương pháp thả các tấm thạch cao từ trên xuống khung xương.
Thường được sử dụng tại các khu vực có diện tích lớn như: siêu thị, trung tâm thương mại, khu vực văn phòng, nhà xưởng, nhà ga...
Thi công trần thạch cao thả cho khu vực văn phòng
3.2 Trần thạch cao phẳng
Được cấu thành từ hệ khung xương đồng và tấm hoàn thiện. Trần thạch cao phẳng có bề mặt tấm sau khi hoàn thiện nằm trên cùng một mặt phẳng.
Thường được sử dụng ở các khu vực có diện tích nhỏ như phòng ngủ, hành lang, nhà vệ sinh...
Thi công trần thạch cao phẳng cho phòng khách bé
3.3 Trần thạch cao giật cấp
Là loại trần được giật xuống theo từng cấp khác nhau. Đây là loại trần có tính thẩm mỹ cao, có giá trị nghệ thuật cao nhất
Thường được sử dụng tại các khu vực cần tính thẩm mỹ cao, sang trọng như phòng khách, nhà hàng, khách sạn...
Thi công trần thạch cao giật cấp cho phòng khách
4. Quy trình thi công trần thạch cao
Dưới đây là quy trình thi công trần thạch cao của chúng tôi xin gửi tới quý khách hàng
• Bước 1: Xác định độ cao trần trước khi thi công
• Bước 2: Cố định thanh viền tường vào vách hay tường theo độ cao đã xác định
• Bước 3: Xác định điểm treo ty. Khoảng cách tối đa giữa các điểm treo là 1000mm
• Bước 4: Bố trí khung trần. Khung trần của thanh chính phù hợp với hướng bố trí các điểm treo
• Bước 5: Lắp đặt thanh chính. Thanh chính cần được treo vào các ti treo đã được lắp đặt cố định theo đúng khoảng cách quy định
• Bước 6: Căn chỉnh khung trần. Căn chỉnh khung thật ngay ngắn và mặt bằng khung phẳng để có độ cao chuẩn so với thiết kế.
• Bước 7: Lắp đặt tấm thạch cao lên khung
5. Một số lưu ý khi thi công trần thạch cao
- Trần thạch cao rất kỵ nước, nên khi thi công nếu trần nhà phải kiểm tra kỹ mái ngói hoặc tôn nếu dột thì phải xử lý ngay chỗ dột nước để tránh bị ố vàng, xấu xí làm mất vẻ đẹp của ngôi nhà.
- Nếu xuất hiện vết nứt trên trần thì nên cho sửa và sơn lại.
- Trong quá trình thi công nên chọn tấm thạch cao chịu nước để tránh bị ngấm nước
- Đi xương tránh lỗ đèn và thiết bị cơ điện: nhằm mục đích sau này khi khoét các lỗ đèn sẽ không phải cắt xương làm ảnh hưởng đến độ phẳng, chắc chắn và tính thẩm mỹ của trần
- Lắp đặt xương đầy đủ, nghiệm thu rồi mới bắn tấm thạch cao: nhằm đảm bảo sự chính xác, trần sẽ chắc chắn hơn, khi bắn tấm không bị võng xệ trần...
6. Liên hệ thi công trần thạch cao tại An Dương
Quý khách hàng có nhu cầu thi công trần thạch cao tại huyện An Dương, Hải Phòng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 091.585.1399 hoặc Chat trực tuyến để biết thêm chi tiết.
Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo mẫu sau:
7. Tư vấn dịch vụ thi công trần thạch cao
• Câu hỏi: Tôi hiện đang ở thị trấn An Dương muốn làm trần thạch cao cho gia đình nhưng băn khoăn không biết trần thạch cao có bền không? Thời gian sử dụng được trong bao lâu?
⇒ Trả lời: Chào bạn, có nhiều người băn khoăn về độ bền của trần thạch cao như bạn. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau. Trần thạch cao là hệ trần giả không mang lực được sử dụng khung xương trần, tấm thạch cao và các phụ kiện khác. Trần thạch cao có độ bền tốt trong điều kiện nhiệt độ dưới 50 độ C và độ ẩm 80-90% cùng với thợ kỹ thuật lắp đặt chuẩn xác, đúng quy cách. Thời gian sử dụng của trần thạch cao có thể từ 5 đến 15 năm.
• Câu hỏi: Tôi muốn trang trí phòng khách đẹp và sang trọng thì nên chọn trần thạch cao nào? Phòng khách nhà tôi khoảng 30m, thì bên bạn có làm không?
⇒ Trả lời: Phòng khách là trung tâm sinh hoạt của các thành viên trong gia đình, là nơi thường xuyên giao lưu, tiếp khách của gia chủ.nên phòng khách cần được trang trí thẩm mỹ và sang trọng và hiện đại. Vì vậy gia chủ nên chọn trần thạch cao khung chìm đặc biệt là kiểu giật cấp giật cấp là kiểu trần phù hợp với không gian phòng khách. Đây là loại trần có tính thẩm mỹ cao và có giá trị nghệ thuật cao nhất. Chúng tôi có thi công các công trình có diện tích nhỏ, bạn hoàn toàn yên tâm nhé
• Câu hỏi: Tôi đang nghiên cứu muốn làm trần thạch cao cho nhà mình, tổng diện tích khoảng 240m. Tôi muốn hỏi về những lưu ý khi sử dụng trần thạch cao là gì?
⇒ Trả lời: Chào bạn, do trần thạch cao có đặc tính kỵ nước, nên khi thi công nên tránh những nơi bị dột nước như mái tôn hoặc mái ngói. Để tránh bị ố vàng, bong tróc gây mất thẩm mỹ. Ngoài ra có khe hở giữa tôn, ngói với trần thạch cao nên tuyệt đối hạn chế chuột, gián...để đảm bảo độ bền tuyệt đối của trần.
Bình luận