Nguyên nhân và cách khắc phục trần thạch cao bị nứt

Nguyên nhân và cách khắc phục trần thạch cao bị nứt

Trần thạch cao đã và đang là xu hướng trong các công trình xây dựng nhờ các tính năng vượt trội so với những loại trần khác. Tuy nhiên không phải vì thế mà trần thạch cao không gặp phải bất cứ sự cố gì, hư hỏng hay xuống cấp. Dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng trần thạch cao bị nứt.

1. Nguyên nhân trần thạch cao bị nứt

Nguyên nhân dẫn đến việc trần thạch cao bị nứt bao gồm có:

• Đơn vị thi công trần thạch cao có trình độ chuyên môn kém, hoặc quy trình thi công cẩu thả dẫn đến kết cấu trần thạch cao không được tốt

• Tấm và bột xử lý không tương đồng

Đối với nguyên nhân này thì trần thạch cao thường bị nứt tại các mối nối.

Khi đóng trần có thể đội thợ đã xử dụng chất liệu bột bả không đúng chất lượng, bột chét không tương đồng với chất liệu tấm sử dụng. Đối với các tấm chịu nước sẽ sử dụng loại bột bả riêng so với các tấm thông thường 

Nguyên tắc: bột bả được sử dụng để xử lý mối nối phải tương đồng với chất liệu tấm

Quy tắc tương đồng: đảm bảo độ kết dính của 2 chất liệu, chỉ số co dãn phải tương đồng để tránh nứt các mối nối

• Thiếu chuyên nghiệp trong xử lý mối nối

Đây thường là lỗi của những thợ thạch cao mới vào nghề. Khi sử lý mối nối giữa 2 khe tấm phải dán qua băng keo trước rồi mới trét bột xử lý theo yêu cầu, một số thợ thường bỏ qua bước này hoặc làm ngược quy trình.

Những lỗi trong xử lý mối nối sẽ làm giảm bớt khả năng kết dính, chịu lực của mối nối dẫn đến hiện tượng bị nứt

• Đóng khung xương sai kỹ thuật

Làm khung xương sai kỹ thuật khiến các khung xương bị xệ, cong khiến các mối nối giữa các tấm thạch cao bị nứt...

• Trần thạch cao bị nứt do các yếu tố ngoại cảnh

Như là nhiệt độ tặng cao; rò rỉ nước, độ ẩm cao....


2. Cách khắc phục trần thạch cao bị nứt

Khi trần thạch cao bị nứt quý khách có thể làm theo các bước sau đây để khắc phục tình trạng nứt của trần nhà mình hoặc liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.

Bước 1: Trộn bột xử lý mối nối với nước sạch theo tỉ lệ 2:1 sau đó khuấy đều để không bị vón cục

Bước 2: Trét bột nên vị trí khe nối bị đứt, lớp đầu tiên có bề ngang khoảng 10 cm, phủ đầu qua vị trí khe nối tấm

Bước 3: Dán băng giấy vào vị trí khe nối đã phủ bột sau đó miết chặt bằng dao cho giấy dính vào lớp bột nền, chờ khoảng 2 tiếng cho lớp bột đông kết

Bước 4: Sau khi bột đông kết thì tiếp tục phủ lên trên băng giấy 1 lớp bột thứ 2 với bề ngang rộng hơn lớp cũ khoảng 5cm, sau đó tiếp tục chờ 2 tiếng cho bột đông kết

Bước 5: Tiếp tục phủ lớp bột thứ 3 với bề ngang khoảng 30 cm (phủ ngay tại vị trí khe nối tấm)

Bước 6: Cũng phủ 3 lớp bột trét tại các vị trí đầu vít liên kết giống như xử lý khe mối nối bên trên

Bước 7: Dùng giấy nhám chà nhẹ sau mỗi lớp bột nhằm tạo bề mặt phẳng cho trần.


3. Thi công trần thạch cao

Thi công trần thạch cao huyện Phú Lương, Thái Nguyên
Giới thiệu đơn vị tư vấn, thi công trần thạch cao huyện Phú Lương, Thái Nguyên, cung cấp dịch vụ thi công trần thạch cao chuyên nghiệp, mẫu mã đa dạng, quy trình thi công trần thạch cao nhanh chóng, tiện lợi

4. Liên hệ tư vấn, thi công, sửa chữa trần thạch cao

Quý khách hàng có nhu cầu lthi công, sửa chữa trần thạch cao vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0941.898.123 hoặc Chat trực tuyến để biết thêm chi tiết.

Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo mẫu sau: 


Bình luận

Mời bạn để lại bình luận. Quản trị viên sẽ phản hồi ngay khi nhận được ý kiến của bạn

Số điện thoại của bạn sẽ không hiển thị công khai
2 Bình luận 5/5 đánh giá