Internet chậm do đứt cáp quang biển AAG ngày 15/7/2014

Cáp quang là cáp viễn thông làm bằng các sợi thuỷ tinh trong suốt hoặc nhựa bó lại với nhau, các sợi này mảnh như sợi tóc và sử dụng ánh sáng để truyền tín hiệu trong khoảng cách rất xa. Không giống như cáp đồng truyền tín hiệu bằng điện, cáp quang ít bị nhiễu, tốc độ truyền dữ liệu cao và xa hơn.

AAG là hệ thống cáp quang biển được đưa vào khai thác từ năm 2009, có chiều dài 20.000km, dung lượng thiết kế đạt đến 2 Terabit/giây, kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á và Mỹ (đi qua Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Brunei, Hong Kong, Philipines, Mỹ).

Tại Việt Nam thì điểm cập bờ của cáp AAG là Vũng Tàu. Có 4 nhà mạng viễn thông Việt Nam tham gia khai thác tuyến cáp quang này là FPT Telecom, VNPT, Viettel và SPT. Tuyến cáp này chiếm phần lớn dung lượng kết nối của Việt Nam ra quốc tế.

Cáp quang biển AAG

AAG có ảnh hưởng lớn đến lưu lượng Internet của các nhà mạng, bởi liên kết vệ tinh ở nước ngoài chỉ chiếm 1% của lưu lượng truy cập quốc tế. Theo tính toán, liên kết vệ tinh chỉ cung cấp tốc độ vài Megabit/s cùng độ trễ cao, thì tổng hiệu năng của các tuyến cáp biển có thể lên đến vài Terabit/s cùng với độ tin cậy cao, độ trễ thấp.

FPT Telecom đã đầu tư 10 triệu USD vào tuyến cáp quang biển Châu Á - Thái Bình Dương APG (Asia Pacific Gateway) vào cuối năm 2012. APG sử dụng công nghệ ghép bước sóng quang DWDM 40 Gb/s, dung lượng thiết kế 15,3 Tbit/s. APG có chiều dài hơn 11.000 km với băng thông ban đầu là 4 Tbps.

Tăng cường đầu tư vào các tuyến cáp quang biển giúp FPT có thêm phương án bảo vệ và duy trì sự ổn định hạ tầng mạng viễn thông quốc tế, đảm bảo an toàn mạng lưới và nhu cầu sử dụng các dịch vụ cơ bản ngày càng tăng cao cần nhiều băng thông.

Trong thời gian qua, FPT telecom đã liên tục mở rộng băng thông quốc tế nhằm tăng thêm dung lượng sử dụng cho khách hàng và hạn chế việc ảnh hưởng khi một trong các hướng kết nối quốc tế gặp sự cố.

Theo trung tâm điều hành cáp quang AAG, lúc 18h53 ngày 15/7, tuyến cáp quang biển AAG đã xảy ra sự cố khiến một sợi cáp trên tuyến AAG phân đoạn Hong Kong - Vũng Tàu bị đứt, vị trí cách trạm cập bờ Vũng Tàu 18km, nằm ở độ sâu 19m dưới mực nước biển.

Ngay khi có sự cố, FPT Telecom đã triển khai các phương án dự phòng bằng cách sử dụng tuyến cáp đất liền để chuyển tiếp lưu lượng, nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tới khách hàng.

Hướng khắc phục sự cố

Sự cố này khiến lưu lượng của các nhà mạng cung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam đang khai thác trên tuyến này đều bị ảnh hưởng.

Do lưu lượng dồn qua các hướng dự phòng gây nghẽn, việc liên lạc, trao đổi thông tin đi nước ngoài của khách hàng bị hạn chế. Việc truy cập internet hướng quốc tế bị chậm hơn so với bình thường, đặc biệt là hướng từ Mỹ, Nhật, Hong Kong, Hàn Quốc, Châu Âu.

Tuy nhiên, các giao dịch, trao đổi thông tin trong nước của khách hàng không bị ảnh hưởng.

Kể từ khi đi vào hoạt động trong 4 năm nay, mỗi năm AAG có vài lần dừng hoạt động để bảo dưỡng. Đây cũng không phải lần đầu tiên AAG gặp sự cố. Nguyên nhân có thể do động đất, tàu đánh cá hoặc neo của tàu vướng phải, thậm chí là do cá mập cắn đứt. Tại biển Đại Tây Dương và Caribe thì 9% nguyên nhân là do tự nhiên.

  • Trong năm 2011, AAG đã 4 lần xảy sự cố hoặc bảo dưỡng
  • Tháng 8/2012, AAG đứt và sửa chữa trong vòng 1 tháng cho tới 9/9/2012 thì Tuyến cáp quang biển AAG đã tạm khắc phục.
  • Ngày 13/8/2013, AAG lỗi cách điểm cập bờ Vũng Tàu 6,2km.
  • 18h ngày 20/12/2013, AAG đứt cách điểm cập bờ Vũng tàu 278km
  • Cuối tháng 2/2014, AAG được bảo trì.

Đến nay, thới gian khôi phục chưa được xác định vì còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết đang diễn biến phức tạp trên biển Đông.

Việt Nam nằm trong khu vực SEAIOCMA - một trong 3 khu vùng Châu Á - Thái Bình Dương theo phân chia của nhà điều hành Cáp quang AAG. Khu vực này có 2 đội tàu xử ký nằm ở các điểm Phillipines, Singapore và Ấn Độ. Đội tàu hay xử lý cho Việt Nam là Singapore. Việc cấp giấy phép (apply permision) điều tàu mất khoảng 1-2 tuần, di chuyển đến vị trí đứt khoảng 2-5 ngày, và xử lý nối cáp trong khoảng 7-10 ngày.

Các tàu trong khu vực không dành riêng cho bất kỳ tuyến cáp biển nào (lắp mới hay sửa chữa) nên tùy tình hình tàu có đang bận xử lý công việc khác hay không mà việc bắt đầu khởi hành đến vị trí xử lý sớm hay muộn sau khi đã có giấy phép. "Ngoài ra, điều kiện thời tiết cũng ảnh hưởng đến công việc. Nếu biển động trên cấp 5 tàu chuyên dụng cũng phải hoãn xử lý.

Khi gặp sự cố, đơn vị quản lý đất liền xác định vị trí cáp bị đửt bằng cách đo điện. Một tin hiệu quang phổ Spread được phát đi, sau đó họ quan sát tín hiệu phản hồi của nó. Bằng các thuật toán và đo thời gian, họ có thể tính toán khoảng cách và xác định được vị trí gặp sự cố.

Đơn vị điều hành mạng AAG sẽ cử 1 trong 3 đội tàu đến bờ biển Vũng Tàu để tiền hành nối cáp quang biển vừa bị đứt.

Khi đến được vị trí đường dây cáp gặp sự cố, các thợ lặn sẽ có nhiệm vụ xác định chính xác đoạn cáp bị đứt. Sau đó, một cánh tay cần cẩu sẽ được thả xuống đáy biển để đưa dây cáp lên boong tàu và tiến hành nối lại.

Sửa chữa cáp trên tàu

Ở những vùng biển sâu, tàu chuyên dụng sẽ dùng máy để tời kéo bó cáp quang từ đáy biển lên mặt nước, sau đó cố định đầu cáp bị đứt bằng phao nổi. Tiếp theo, tàu nối cáp tiếp tục tìm đầu bị đứt còn lại của tuyến cáp để tiến hành nối từng sợi cáp quang trong phòng kỹ thuật đặc biệt trên tàu.

Sau khi nối hoàn tất các sợi cáp quang, bó cáp bảo vệ sẽ được bọc lại như cũ và được rải trở lại đáy biển. Tuy nhiên, quá trình rải cũng đòi hỏi phải có máy móc chuyên dụng để thổi cát dưới đáy biển, tạo thành rãnh đặt cáp quang vào và phủ lấp cát lại lên trên để giảm thiểu khả năng bị va chạm.

Nguồn: Chungta.vn

 


• 23/07/2014 - Mạng nhà tôi vào rất là chậm kể từ khi có tin báo cáp quang biển bị đứt. Làm thế nào để khắc phục tình trạng mạng chậm tháng 7-2014?

» Đây là tình huống bất khả kháng nhà tất cả các khách hàng của 4 nhà mạng phải cùng chịu. Theo dự đoán của các chuyên gia, người dùng mạng internet Việt Nam sẽ được dùng đường truyền ổn định trở lại trong đầu tháng 8/2014.

Tin liên quan