Thi công trần thạch cao tại Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh

Thị trường trang trí nội thất trên cả nước trong những năm gần đây đang phát triển rất mạnh mẽ. Các nhà sản xuất tung ra thị trường hàng loạt những mẫu trang trí nội thất đẹp hút hồn. Chúng được làm từ nhiều vật liệu khác nhau như gỗ, thạch cao, nhựa...và được sáng tạo nên từ bàn tay khéo léo, sự thông minh, tỉ mỉ của các kỹ sư thiết kế nội thất, đem đến cho người dùng một không gian sang trọng và đẳng cấp.

Thi công trần thạch cao tại Hà Tĩnh

Trong các vật liệu đó, thạch cao là một trong những nguyên liệu được dùng để trang trí trần nhà, đang được đông đảo người dùng lựa chọn nhất hiện nay. Tại thị trường Hà Tĩnh, trần thạch cao đang rất được ưa chuộng trong các hộ gia đình từ thành phố đến nông thôn, các văn phòng, xí nghiệp, nhà hàng khách sạn...đem lại nhiều lợi ích thiết thực, sự sang trọng, thẩm mỹ cho người sử dụng.

Bạn đang ở thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh và đang có nhu cầu tìm hiểu về trần thạch cao để thi công cho công trình xây dựng của mình, hãy tìm hiểu sản phẩm qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé. 

1. Xu hướng sử dụng trần thạch cao

Ngày nay, trần thạch cao đang được các các chủ đầu tư lựa chọn rất nhiều trong các công trình xây dựng của mình. Bởi loại trần này có tính năng vượt trội hơn hẳn so với các loại trần khác như: đa dạng mẫu mã, sáng tạo được nhiều họa tiết hoa văn đem đến thẩm mỹ, sự sang trọng cho căn phòng, có khả năng chống nóng, chống cháy, chống ẩm, cách âm...một cách tuyệt vời. Đặc biệt trần thạch cao lại có giá thành tương đối rẻ so với các loại trần khác trên thị trường như trần gỗ hay trần nhựa cao cấp... Bởi vậy nên trần thạch cao được người dân sử dụng rất nhiều trong những năm gần đây.

Trần thạch cao dùng để thay thế các loại trần bê tông nguyên thủy, trần ngói vốn dĩ quá thô sơ, đơn giản và không có gì nổi bật. Nó không chỉ được sử dụng để trang trí cho phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp...của gia đình mà còn được ứng dụng khá rộng rãi ở các văn phòng, xí nghiệp, công ty, nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại...Đem đến cho người dùng sự sang trọng, đẳng cấp hơn bao giờ hết.

Vì những ứng dụng tuyệt vời của trần thạch cao mang lại cho người dùng mà trần thạch cao chính là xu hướng lựa chọn cho người dân và cũng là xu hướng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.


2. Ưu và nhược điểm của trần thạch cao là gì?

Mỗi một loại trần khi thi công đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Trần thạch cao cũng vậy chúng ta cùng tìm hiểu ưu điểm và nhược điểm của loại trần này nhé!

• Ưu điểm của trần thạch cao

- Trần thạch cao là loại vật liệu nhẹ thuận tiện cho việc thi công lắp đặt mà không ảnh hưởng đến trần nguyên thủy.

- Trần thạch cao đảm bảo tính thẩm mỹ, mẫu mã đa dạng, có thể sơn, treo các vật dụng trang trí, tạo phong cách và vẻ đẹp riêng cho không gian nhà bạn mà không lo bị hỏng theo thời gian.

- Trần có khả năng chống cháy, chịu nhiệt, cách âm, tiêu âm, chống ẩm…

- Trần thạch cao không chứa các chất độc hại, thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe người sử dụng.

- Trần thạch cao với đặc tính nhẹ lại được sản xuất theo công nghệ tạo bọt, không bắt lửa, không sinh ra khói bụi khi cháy, đảm bảo an toàn cho môi trường.

- Sử dụng trần thạch cao để che đường dây điện, đường dây mạng, đường ống...bên trong ngôi nhà.

- Giá thành rẻ so với các loại trần khác trên thị trường

- Trần thạch cao có độ bền cao từ 10-15 năm.

• Nhược điểm của trần thạch cao

- Nhược điểm nổi bật nhất là kỵ nước, nếu bị ngấm nước sẽ làm trần có màu ố vàng, nhanh hỏng vì vậy đòi hỏi phải chống thấm tốt cho trần trước khi thi công.

- Màu sắc của trần thạch cao thường là màu trắng, do đó nó không phù hợp với các không gian đa dạng màu sắc.

-  Đối với trần thạch cao nổi tính thẩm mỹ không cao, không thể treo các vật trang trí nặng, dễ gây sụt, bể trần.

- Đối với trần thạch cao chìm khó khăn cho việc sữa chữa, tháo gỡ, nếu trần bị ố màu hay hư hỏng thường sẽ phải tháo dỡ cả trần ra để sửa chữa.

- Thạch cao theo thời gian sử dụng sẽ bị co lại gây ra các vết nứt vì thế đòi hỏi phải xử lý ngay khi xuất hiện các vết nứt này.

Tham khảo: Ưu điểm và nhược điểm khi thi công trần thạch cao


3. Cách phân loại trần thạch cao

Để giúp gia chủ có thể lựa chọn loại trần thạch cao phù hợp với thiết kế không gian nhà ở tốt nhất, trần thạch cao Hà Tĩnh sẽ liệt kê ra các loại trần thạch cao theo cấu tạo, tính chất, hình dáng, giúp gia chủ tiết kiệm chi phí thi công và nâng cao giá trị cho toàn bộ ngôi nhà.

3.1 Phân loại trần thạch cao theo cấu tạo

Trần thạch cao được chia làm 2 loại: trần thạch cao nổi (trần thả) và trần thạch cao chìm.

• Trần thạch cao nổi

Trần thạch cao thả

Là loại trần được thiết kế với một phần thanh xương bị lộ ra ngoài. Loại trần này có tác dụng để che đi các khuyết điểm của công trình như các chi tiết kỹ thuật hay nhũng đường dây điện, ống nước… dưới trần bê tông hoặc mái tôn, mái ngói nhằm tăng thẩm mỹ cho những ngôi nhà.

Ưu điểm của trần nổi:

- Thi công nhanh gọn, thiết kiệm thời gian và tiền bạc.

- Chi phí thi công rẻ hơn các loại trần khác.

- Có khả năng cách nhiệt, cách âm, chống cháy tốt… đặc biệt là khả năng chống lan truyền lửa tố không sinh ra khói độc có hại cho sức khỏe do không chứa các thành phần độc hại.

- Dễ dàng tháo lắp, sửa chữa, khi xảy ra sự cố chỉ cần tháo tấm thạch cao hỏng ra và thay bằng tấm mới một cách thuận tiện.

- Thuận lợi cho việc lắp đặt đường dây hoặc các thiết bị, hệ thống thông gió trên trần.

- Ít bị co võng khi biến đổi thời tiết sau quá trình thi công.

Nhược điểm của trần nổi:

- Các mẫu tấm có kích thước nhỏ, dễ gây cảm giác chia vụn không gian, thường được ứng dụng cho các không gian lớn như nhà xướng, hội trường mà ít ứng dụng cho thiết kế nhà diện tích nhỏ.

- Trần nổi có thường sử dụng những mẫu tấm có kích thước cố định nên khó khăn cho việc thay đổi mẫu mã.

- Tính thẩm mỹ không cao bằng các loại trần chìm.

• Trần thạch cao chìm

Là loại trần có cấu tạo khung xương được ẩn giấu toàn bộ bên trên các tấm thạch cao, người dùng không thể nhìn thấy các khung xương này. Loại trần này giống như trần bê tông bình thường đã được sơn bả đẹp đẽ.

Trần chìm gồm có 2 loại là trần phẳng và trần giật cấp.

* Trần thạch cao phẳng: là trần thạch cao có bề mặt tấm sau khi hoàn thiện nằm trên cùng 1 mặt phẳng. Trần thạch cao phẳng được cấu thành từ hệ khung xương đồng cote và tấm hoàn thiện.

Trần thạch cao phẳng 3

Ưu điểm của trần phẳng:

- Thi công đơn giản giúp tiết kiệm thời gian và công sức.

- Tạo cảm giác rộng rãi cho không gian nhờ sự giản lược về chi tiết.

- Được ứng dụng để thiết kế nội thất căn hộ, chung cư, trung tâm thương mại...

Nhược điểm của trần phẳng:

- Mẫu mã hạn chế, không có nhiều mẫu cho khách hàng lựa chọn.

- Dễ bị lộ ra các lỗi thi công khi thuê phải đội thợ thi công không chuyên nghiệp. 

* Trần thạch cao giật cấp: là loại trần thạch cao có khung xương chìm và bề mặt tấm thạch cao được phân thành nhiều cấp bậc khác nhau. Mỗi cấp tạo thành một mặt phẳng riêng.

banner trần thạch cao

Ưu điểm của trần giật cấp:

- Nhiều mẫu mã đẹp, độc đáo cho khách hàng lựa chọn.

- Tính thẩm mỹ cao, có thể phối nhiều cảnh đẹp và trang trí các họa tiết hoa văn trên trần để làm nổi bật nên nét đặc sắc của hệ trần và không gian thi công.

Nhược điểm của trần giật cấp:

- Thi công phức tạp, nhiều công đoạn làm và tốn nhiều thời gian hơn so với hệ trần thach cao nổi.

- Quá trình tháo dỡ tấm và lắp đặt khó khăn, giảm bớt tính thẩm mỹ của hệ trần. Nếu sự cố rò rỉ nước gây hỏng hóc, ố vàng trên mái thì phải tháo dỡ và thay mới toàn bộ hệ trần.

3.2 Phân loại trần thạch cao theo tính chất

Trần thạch cao được chia làm các loại sau:

• Trần thạch cao cách âm

Được cấu tạo gồm 3 phần chính: khung xương, tấm thạch cao, bông thủy tinh.

Trần thạch cao cách âm được dùng cho những nơi muốn cách âm, tiêu âm ra bên ngoài ví dụ phong karaoke. Chúng còn được sử dụng kết hợp giữa giải pháp tiêu âm và trang trí thẩm mỹ, có thể uốn cong định hình tạo thẩm mỹ cho công trình sau khi lắp dựng.

Trần thạch cao cách âm thường được ứng dụng trong trường học, nhà hát, hội trường, văn phòng, quán karaoke…

• Trần thạch cao chống cháy

Loại trần này được kết hợp từ thạch cao, sợi thủy tinh và phụ gia Micro Silica có tác dụng chống cháy. Vỏ bọc bên ngoài tấm là 1 lớp giấy màu hồng có thiết kế khá đặc biệt. Trần thạch cao chống cháy được sử dụng để thi công những khu vực có yêu cầu bảo vệ cao như thang máy, nhà bếp, phòng máy tính, hay cầu thang thoát hiểm.

• Trần thạch cao chống ẩm

Thường được dùng cho những nơi ẩm thấp, ẩm ướt như nhà tắm, nhà vệ sinh, nhà bếp. Thợ thi công sẽ sử dụng các loại tấm thạch cao chống ẩm để tiến hành thi công giúp cho căn nhà của bạn luôn được sạch sẽ, chống ẩm mốc trong thời tiết nồm.

• Trần thạch cao chịu nước

Được sử dụng cho những nơi tiếp xúc trực tiếp với bên ngoài, hay tiếp xúc với nước. Tấm thạch cao chịu nước chống thấm dùng để lát nền, đối với tường trần thạch cao sàn nâng dùng với những nơi có độ ẩm cao, phù hợp với mọi thời tiết.

Ngoài ra trần thạch cao còn được phân loại theo kiểu trần thạch cao hiện đại, trần thạch cao cổ điển, trần thạch cao tân cổ điển...


4. Hướng dẫn thi công trần thạch cao

Để thi công trần thạch cao đạt chất lượng cao, mang đậm tính thẩm mỹ cần phải có một đội thợ thi công tay nghề cao, chuyên nghiệp và thi công đúng theo quy trình.

4.1 Hướng dẫn thi công trần thạch cao chìm

• Bước 1: Xác định cao độ trần: bằng cách lấy dấu chiều cao trần bằng ống nivo hoặc bằng máy laser. Đánh dấu vị trí và búng mực trên vách hay cột để xác định vị trí thanh viền tường. Nên vạch số cao độ trần ở mặt dưới tấm trần

• Bước 2: Cố định thanh viền tường vào vách hay tường theo cao độ đã xác định. Bắt vít hoặc đóng đinh với khoảng cách không quá 3mm

• Bước 3: Xác định điểm treo ty: Khoảng cách tối đa giữa các điểm treo là 1000 mm, khoảng cách từ vách tới móc đầu tiên là 400mm. Sử dụng khoan bê tông để khoan trực tiếp vào sàn bê tông.Liên kết bằng tacke đạn phi 8mm hoặc phi 10mm. Dùng Tiren phi 8mm hoặc phi 10mm và cắt tiren theo chiều dài phù hợp với cao độ trần. Lắp tiren vài tacke đạn và dùng búa đóng cột phụ kiện này vào lỗ đã khoan sẵn trên sàn bê tông.

• Bước 4: Bố trí khung trần: Khung trần thanh chính phải phù hợp với hướng bố trí của các điểm treo, khoảng cách của các thanh chính phải theo đúng quy cách trong bản vẽ cấu tạo hệ trần chìm.

Khoảng cách khung xương chính từ 800-1200mm. Khoảng cách giữa các thanh dọc tối đa là 1000mm. 

• Bước 5: Lắp đặt thanh chính: Khoảng cách tối đa giữa các thanh chính sao cho phù hợp tùy theo từng loại thanh. Thanh chính được treo vào các ty treo đã được cố định theo đúng khoảng cách quy định. Tiến hàng liên kết thanh phụ vào các thanh chính bằng ngàm có sẵn trên thanh chính. Giữa thanh chính và thanh phụ cần phải đóng cố định vào vách.

• Bước 6: Cân chỉnh khung trần: Cần phải cân chỉnh cho khung ngay ngắn và mặt bằng khung thật phẳng. Sau đó kiểm tra lại cao độ trần bằng ống Nivo hoặc máy laser chính xác theo đúng cao độ trần trong thiết kế.

• Bước 7: Lắp đặt tấm thạch cao lên khung: Tiến hành đặt tấm, chiều dài tấm theo chiều vuông góc với thanh phụ. Sau đó liên kết tấm vào khung bằng vít và xiết cho đầu vít chìm vào mặt trong bề mặt tấm. Khoảng cách giữa các tấm không quá 200 mm đối với cạnh tấm và không quá 300 mm đối với bên trong tấm. Đánh dấu mực trên tấm để khi gắn vít được thẳng hàng.

• Bước 8: Tiến hành vệ sinh sạch sẽ khu vực thi công, chuẩn bị nghiệm thu và bàn giao cho chủ đầu tư.

4.2 Hướng dẫn thi công trần thạch cao nổi (trần thả)

Việc thi công trần thạch cao nổi được tiến hành theo các bước sau:

• Bước 1: Xác định độ cao của trần nhà: Lấy chính xác chiều cao trần bằng ống nivô hoặc tia laser. Dùng bút đánh dấu và ghi chú những chỗ trần nồi trần lõm để tính toán treo khung xương. Nên đánh dấu độ cao ở mặt dưới khung trần.

• Bước 2: Cố định thanh viền tường: Thanh viền tường phụ thuộc vào từng loại vách tường mà ta sử dụng khoan hay búa đóng đinh thép để cố định thanh viền vào tường hoặc vách. Khoảng cách giữa các lỗ đinh hay lỗ khoan không được quá 300mm.

• Bước 3: Phân chia trần: Xác định chiều rộng của tấm trần và khung bao để chia thích hợp khoảng cách tâm điểm của thanh chính và thanh phụ sao cho đúng tiêu chuẩn: 610mm x 610mm, 600mm x 600mm, 610mm x 1220mm, 600mm x 1200mm.

• Bước 4: Khoan, Móc: Khoảng cách từ vách tới móc đầu tiên là 600mm (610mm) và khoảng cách giữa các điểm treo không quá 1220mm. Các điểm treo sẽ dùng khoan bê tông khoan trực tiếp vào sàn bê tông bằng mũi khoan 8mm và được liên hết bằng pát và tacke nở.

• Bước 5: Móc và liên hết thanh chính (thanh dọc): thanh chính được nối với nhau bằng cách gắn lỗ liên hết chéo trên 2 đầu thanh chính, khoảng cách móc treo trên thanh chính là 800-1200mm.

• Bước 6: Lắp thanh phụ: Có 2 loại thanh phụ đó là 610mm x 1220mm và 600mm x 1200mm. Thanh phụ được lắp vào các lỗ mộng trên thanh chính đảm bảo kích thước thiết kế 600mm hoặc 610mm.

• Bước 7: Quan sát và điều chỉnh: Sau khi lắp xong cần quan sát và điều chỉnh cho khung ghép ngay ngắn và mặt bằng khung cho thật phẳng. Kiểm tra lại độ cao cho phù hợp với thiết kế.

• Bước 8: Ghép các tấm thạch cao lên khung: lắp sao cho bề mặt phải phẳng. Nếu sử dụng tấm có kích thước 605 x 605mm sẽ ứng với hệ thống 610 x 610mm, kích thước 595 x 595mm sẽ ứng với hệ thống 600 x 600mm, 605 x 1210mm ứng với hệ thống 610 x 1220mm hoặc 595 x 1190mm.

• Bước 9: Xử lý viền trần: Dùng cưa hoặc kéo để cắt viền trần và dùng lưỡi dao bén vạch hay cưa răng nhuyễn đối với mặt tấm trần, bẻ tấm ra theo hướng đã vạch và dùng dao dọc phần giấy còn lại.

• Bước 10: Hoàn tất thi công: Sau khi điều chỉnh khung trần, sẽ tiến hàng vệ sinh bề mặt tấm và khung sạch sẽ trước khi bàn giao sản phẩm.


5. Báo giá thi công trần thạch cao

Trần thạch cao Hà Tĩnh xin gửi tới quý khách hàng bảng giá thi công trần thạch cao tại Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh:

Loại Trần Vật liệu

Đơn Giá

(VNĐ/M²)

Trần thạch cao nổi Tấm thả Thái phủ nhựa màu trắng 60x60cm, khung xương Hà Nội 160.000
Tấm thả Thái phủ nhựa màu trắng 60x60cm, khung xương Vĩnh Tường 170.000
Trần thạch phẳng, giật cấp Tấm thạch cao Thái , khung xương Hà Nội 235.000

Tấm thạch cao 9mm, khung xương Vĩnh Tường

240.000
Trần thạch cao chịu nước Tấm thạch cao UCO dày 4mm, khung xương Hà Nội 235.000
Tấm thạch cao UCO dày 4mm, khung Vĩnh Tường 240.000

Ghi chú:

- Mức giá phụ thuộc vào mặt bằng thi công, diện tích thi công. Chúng tôi sẽ đưa ra báo giá chính xác nhất sau khi khảo sát công trình.

- Báo giá trên đã bao gồm chi phí vận chuyển và công lắp đặt.

- Giá trần thạch cao phẳng và trần giật cấp đã bao gồm sơn bả (quý khách có thể lựa chọn các loại sơn: Nippon, Jotun, Dulux)


6. Làm trần thạch cao thì có cần sơn bả không?

Có rất nhiều thắc mắc là khi làm trần thạch cao thì trên lớp trần nguyên thủy hay lớp thạch cao có cần sơn, bả không? mỗi người tư vấn một kiểu và không đồng nhất khiến chủ hộ cảm thấy rất phân vân không biết nên nghe theo ai. Vì khi sơn thêm ở trên trần thì tốn kém chi phí rồi lại lắp tấm thạch cao lên trên, như vậy rất lãng phí; còn tấm thạch cao nhìn đã đẹp như vậy rồi liệu có cần thiết lại sơn bả lên nữa không?

Ngôi nhà, thường là tài sản cả đời của rất nhiều người, nhiều gia đình chính vì vậy chúng tôi xin khuyên các bạn nên sơn, bả bởi lớp sơn bả này sẽ giúp trần nguyên thủy chống nước, chống ẩm tốt hơn và nên xử lý chống thấm thật tốt tại trần nhà.

Đối với trần thạch cao sau khi lắp đặt thì để mang lại diện mạo hoàn hảo cho bề mặt trần thì người dùng phải thực hiện một bước vô cùng quan trọng để tạo nên nét đẹp đó là sơn bả trần thạch cao để tạo nên màu sắc đẹp mắt nhất cho công trình.

7. Lưu ý khi sử dụng trần thạch cao

Để trần thạch cao được bền và đẹp lâu, bạn cần lưu ý các yếu tố sau:

- Trần thạch cao rất kỵ nước: Kiểm tra kỹ mái nhà trước khi thi công, chống dột, chống thấm tốt cho mái nhà tránh để nước làm hư hại tới trần thạch cao;

- Các loại trần thạch cao dùng lâu ngày sẽ bị co lại sẽ xuất hiện các vết nứt trên trần nhà, nhất là ở những vị trí trét xi măng, đăc biệt là thường xảy ra với trần chìm. Những vết nứt sẽ lớn dần và gây mất thẩm mỹ, giảm giá trị của trần. Vì vậy, khi trần mới xuất hiện vết nứt, bạn nên cho dặm và sơn lại.

- Trong quá trình thi công cần phải lựa chọn những tấm trần thạch cao chất lượng, có khả năng chịu tác động của nước. Tùy vào từng loại mái nhà mà lựa chọn loại trần cho phù hợp để đạt được hiệu quả chất lượng cũng như thẩm mỹ cao nhất.

- Đối với mái tôn nên dùng loại trần thả vừa rẻ vừa tiện cho sửa chữa, thay thế…để giảm nóng có thể dùng tôn mát hoặc trải thêm 1 lớp tấm cách nhiệt trước khi làm trần.


8. Đơn vị thi công trần thạch cao uy tín tại Hà Tĩnh

Trần thạch cao phòng khách mẫu 3

Trần thạch cao Hà Tĩnh là đơn vị cung cấp, thi công lắp đặt trần thạch cao uy tín, chất lượng với nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường. Chúng tôi đã thi công hàng trăm công trình lớn nhỏ tại Hà Tĩnh và các tỉnh thành lân cận với hệ thống trải dài khắp các huyện thị của Hà Tĩnh, chắc chắn sẽ đem lại cho khách hàng một công trình bền đẹp với thời gian. Được khách hàng tin tưởng lựa chọn Trần thạch cao Hà Tĩnh để lắp đặt, trang trí cho trần nhà là bởi những lý do sau:

- Đơn vị chúng tôi chỉ cung cấp các tấm thạch cao và vật liệu khung xương chính hãng từ các thương hiệu lớn trên thị trường như Vĩnh Tường, Hà Nội..., có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

- Đa dạng mẫu trần thạch cao theo nhiều phong cách từ hiện đại, tân cổ điển, cổ điển...cho khách hàng lựa chọn theo nhu cầu và phong cách của người dùng.

- Giá thành thi công cạnh tranh nhất trên thị trường.

- Thợ thi công tay nghề cao, lắp đặt nhanh chóng, chuyên nghiệp và thẩm mỹ.

- Luôn đảm bảo thi công đúng tiến độ công trình mà hai bên đã thống nhất trong hợp đồng.

- Thời hạn bảo hành dài hạn từ 5 năm đến 8 năm.

- Dịch vụ bảo hành, bảo trì, sữa chữa nhanh chóng, kịp thời vào tất cả các ngày trong tuần.


9. Liên hệ thi công trần thạch cao tại Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh

Quý khách hàng có nhu cầu Thi công trần thạch cao tại Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại dưới đây hoặc điền thông tin theo mẫu sau:

* Quý khách hàng hãy Chat Zalo với chúng tôi để nắm bắt thông tin một cách nhanh nhất, mới nhất, chính xác nhất.


10. Tư vấn về trần thạch cao

• Câu hỏi: Mình muốn lắp đặt trần thạch cao cho phòng khách rộng 25m² tại Phường Nam Hồng, thị xã Hồng Lĩnh thì có những loại trần thạch cao nào báo giá giúp mình với nhé!

⇒ Trả lời: Chào bạn! Trần thạch cao Hà Tĩnh cung cấp rất nhiều mẫu trần thạch cao để thi công cho phòng khách với giá từ 160.000 VNĐ - 240.000 VNĐ/m². Nhân viên công ty sẽ liên hệ lại để báo giá chi tiết hơn cho bạn nhé!

• Câu hỏi: Tôi muốn thi công trần thạch cao cho quán Karaoke ở phường Trung Lương. Báo giá giúp tôi loại trần thạch cao phù hợp?

⇒ Trả lời: Chào anh! Loại trần thạch cao phù hợp cho quán Karaoke là loại trần thạch cao cách âm. Tùy vào nhu cầu sử dụng của khách hàng mà nhân viên công ty sẽ tư vấn cụ thể ạ.

• Câu hỏi: Trần thạch cao có chịu nước được không? Tôi muốn lắp trần thạch cao cho phòng khách của nhà cấp 4 liệu có an toàn không?

⇒ Trả lời: Chào bạn! Trần thạch cao rất kỵ nước. Nên khi trần thạch cao bị vào nước sẽ bị ố vàng, mục nát và xuống cấp. Chính vì vậy nếu bạn muốn lắp trần thạch cao thì trước khi thi công bạn phải kiểm tra lại hệ trần xem có bị ngấm nước, bị tạt nước hay bị nứt không và tìm cách xử lý trước khi thi công ạ.

• Câu hỏi: Trần thạch cao có làm được cho phòng tắm không? Trần phòng tắm nhà tôi bị xuống cấp giờ tôi muốn sữa chữa lại bằng trần thạch cao thì có loại nào phù hợp không vậy.

⇒ Trả lời: Chào anh! Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại trần thạch cao có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng như chống nóng, cách nhiệt, cách âm, chống ẩm...Vì thế khách hàng có thể sử dụng trần thạch cao chống ẩm để lắp đặt cho phòng tắm hay những nơi ẩm thấp ạ.

• Câu hỏi: Tôi muốn lắp đặt trần thạch cao phòng ngủ và phòng khách cho ngôi nhà mới xây ở xã Thuận Lộc, Hồng Lĩnh thì tôi phải liên hệ với ai? Có người qua nhà khảo sát và tư vấn hay tôi phải đến tận nơi vậy?

⇒ Trả lời: Để thi công trần thạch cao, khách hàng chỉ cần liên hệ trực tiếp với số hotline bên trên hoặc để lại thông tin yêu cầu sẽ có nhân viên công ty liên hệ lại hẹn thời gian đến nhà để tư vấn chi tiết về sản phẩm và giá thi công cho khách ạ.


Bình luận

Mời bạn để lại bình luận. Quản trị viên sẽ phản hồi ngay khi nhận được ý kiến của bạn

Số điện thoại của bạn sẽ không hiển thị công khai
2 Bình luận 4/5 đánh giá