Dịch vụ chứng nhận ISO cho doanh nghiệp tại Hà Nội

Chứng nhận ISO được coi là một chuẩn mực về chất lượng trên toàn thế giới, áp dụng cho nhiều loại hình doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực khác nhau, góp phần cải thiện các quy trình nội bộ và nâng cao uy tín cũng như thương hiệu của doanh nghiệp trong ngành sản xuất kinh doanh của họ.

Với những ưu điểm lớn mà chứng nhận ISO đem lại, có nhiều doanh nghiệp đã và đang tìm hiểu để hướng tới phát triển toàn cầu, được biết đến rộng rãi và phát triển hơn nữa. Nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện, dịch vụ chứng nhận ISO cho doanh nghiệp tại Hà Nội đã có mặt và hỗ trợ tận tình cho các doanh nghiệp. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kĩ hơn về loại chứng nhận này ở bài đọc nhé. 

Ảnh bìa dịch vụ ISO

1. Tìm hiểu về tiêu chuẩn ISO 9001

ISO 9001 được ban hành bởi Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Organization for Standardization) và được công nhận trên toàn thế giới. Là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng được áp dụng cho nhiều loại hình doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực khác nhau, nhằm hướng đến đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định, đáp ứng yêu cầu của khách hàng và luật định, đồng thời ngày càng nâng cao hơn sự thỏa mãn của khách hàng. 

Phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn này là ISO 9001:2015, được ban hành vào ngày 24/9/2015, bao gồm 10 điều khoản được xây dựng theo cấu trúc cấp cao (High-level Structure). Điểm cải tiến của ISO 9001: 2015 so với các phiên bản cũ là việc tiếp cận tư duy dựa trên rủi ro (giúp tổ chức xác định các yêu tố có thể làm các quá trình và hệ thống quản lý của tổ chức chệch khỏi kết quả được hoạch định, đưa ra các hành động nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực và tận dụng tối đa cơ hội khi nó xuất hiện).


2. Cập nhật 7 nguyên tắc quản lý chất lượng theo ISO 9001: 2015

Baner ISO

Tiêu chuẩn ISO 9001: 2015 được xây dựng dựa trên 7 nguyên tắc quản lý chất lượng, bao gồm

• Nguyên tắc 1: Hướng vào khách hàng

Đây được xem là nguyên tắc cốt lõi quan trọng nhất nhưng lại dễ bị sai nhất. Bởi lẽ hiện nay nhiều doanh nghiệp chưa thật chăm sóc khách hàng tốt. Việc chăm sóc khách hàng bao gồm nhiều công việc như hiểu và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, hướng tới nhu cầu của khách hàng. Khách hàng chính là người đem lại doanh thu chính cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp duy trì và hoạt động. Hiện nay, với thị trường ngày càng cạnh tranh nhau gay gắt thì việc giữ và duy trì được khách hàng cũ và thu hút được khách hàng mưios luôn là một vấn đề lớn đối với doanh nghiệp. 

• Nguyên tắc 2: Sự lãnh đạo

Lãnh đạo là người có vai trò quan trọng, quyết định con đường phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy, với cương vị một người lãnh đạo cần đưa ra được những hướng hoạt động thống nhất giữa mục tiêu và hoạt động, có tầm nhìn xa và xây dựng được những giá trị cho doanh nghiệp

• Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi người

Con người luôn là nguồn lực quan trọng nhất đối với doanh nghiệp. Mỗi nhân viên thuộc doanh nghiệp như một mắt xích quan trọng trong cả hệ thống. Thiếu một mắt xích, hệ thống sẽ hoạt động khó khắn, thậm chí là không hoạt động được. Vì vậy, trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp cần sự tham gia của tất cả mọi người. Từ lãnh đạo cho tới toàn đội ngũ nhân viên từ cao đến thấp. Để nguyên tắc này đạt hiệu quả như mong đợi thì doanh nghiệp cần phải thực hiện đứng các yêu cầu đề ra.

• Nguyên tắc 4: Tiếp cận theo quá trình

Mọi hoạt động kinh doanh sản xuất trong một doanh nghiệp cần hoạt động theo những quá trình nhất định. Để hoạt động được hiệu quả doanh nghiệp cần phải có kế hoạch kiểm soát, đánh giá đối với các quy trình QMS từ những khâu nhỏ nhất. Việc tuân theo nguyên tắc này sẽ đảm bảo về kết quả của mỗi quá trình so với những dự định ban đầu, đồng thời xem xét, đánh giá lại nguồn nhân lực, kinh phí.

• Nguyên tắc 5: Cải tiến

Xã hội ngày càng phát triển kéo theo những nhu cầu của khách hàng cũng thay đổi theo, điều đó thôi thúc doanh nghiệp phải liên tục cải tiến để tạo ra những cái mới. Cải tiến chính là mục tiêu hướng tới của doanh nghiệp để có thể phát triển bền vững lâu dài. Doanh nghiệp có thể cải tiến về phương pháp quản lý, hoạt động cũng như cải tiến về công nghệ, trang thiết bị, nguồn nhân lực...Không ngừng thay đổi, làm mới doanh nghiệp để cải thiện chức năng sản phẩm.

• Nguyên tắc 6: Quyết định dựa trên bằng chứng

Khi muốn đưa ra một quyết định nào đó đều phải dựa trên những phân tích, đánh giá và bằng chứng cụ thể chứ không thể dựa trên suy diễn, cảm tính của bản thân. Bằng chứng ở đây có thể là những hồ sơ, tài liệu, một sự kiện nào đó, diễn ra được ghi chép lại bằng hình ảnh, video...có tính xác thực. Sau khi dựa vào những bằng chứng được đưa ra, để tránh những rủi ro có thể xảy ra, doanh nghiệp cần đưa ra những quyết định chính xác trong hướng đi của mình. 

• Nguyên tắc 7: Quản lý các mối quan hệ

Một doanh nghiệp muốn hoạt động tốt ngoài việc chú trọng đến quá trình sản xuất thì còn phải xây dựng và duy trì được các mối quan hệ nội bộ doanh nghiệp cũng như các mối quan hệ bên ngoài. Với mối quan hệ nội bộ, doanh nghiệp cần xâ dựng một môi trường làm việc đoàn kết, có sự hợp tác giữa các bộ phận, các đội nhóm nhằm hướng tới mục tiêu chung là xây dựng doanh nghiệp phát triển. Còn đối với các mối quan hệ ngòa có thể kể đến như khách hàng, đối tác, đối thủ, các tổ chức nhà nước...với các mối quan hệ này, doanh nghiệp cần phải duy trì mối quan hệ tương tác thường xuyên. 


3. Những lợi ích khi áp dụng ISO 9001 cho doanh nghiệp

Lợi ích của Iso

* Giúp doanh nghiệp củng cố và nâng cao được hình ảnh, uy tín của mình đối cới khách hàng và đối tác.

Giữa một doanh nghiệp đã được cấp chứng nhận ISO 9001 vối một doanh nghiệp chưa được cấp thì khách hàng và đối tác xu hướng lựa chọn đơn vị đã áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001. Vì trong tiềm thức của họ, đây là một đơn vị có phong các làm việc chuyên nghiệp, đồng thời sau những sản phẩm và dịch vụ mà họ cung cấp ra thị trường đều có chất lượng tốt.

* Giúp lãnh đạo quản lý hoạt động của doanh nghiệp khoa học và hiệu quả hơn

Khi áp dụng ISO 9001 vào doanh nghiệp, BGĐ( Ban giám đốc) sẽ được "rảnh tay" một phần trong công tác quản lý bởi mọi thứ đã được vận hành theo một quy trình khoa học và hiệuq ủa. Đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp từ đó doanh nghiệp từ đó có thêm thời gian để tìm hiểu về thị trường, xây dựng các mối quan hệ trong kinh doanh khác trong cộng đồng

* Cải thiện hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận nhờ sử dụng hợp lý các nguồn lực, tiết kiệm chi phí và cải tiến liên tục

Áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 cho các tổ chức, doanh nghiệp thúc đẩy người lao động không ngừng nỗ lực làm việc và cải thiện hiệu quả công việc để đáp ứng các mục tiêu đã đề ra.

* Sản phẩm có chất lượng ổn định hơn, nâng cao năng suất

Sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001 giúp doanh nghiệp được kiểm soát và quản lý chặt chẽ chất lượng của sản phẩm đồng thời năng lực của nhân viên đồng đều, tăng lên. Do đó chất lượng sản phẩm và năng suất ngày một được nâng lên.

* Giảm phế phẩm, giảm chi phí và giá thành sản phẩm

Việc ban hành những quy trình hướng dẫn công việc khiến cho tất cả các nhân viên có liên quan đều phải đọc và làm theo những quy trình, hướng dẫn công việc đó, đặc biệt là trong công việc có độ phức tạp cao và đòi hỏi sự kết hợp làm việc của các phòng/ban với nhau. Kết quả là, các công việc sẽ có tính chuẩn hóa cao và tránh được những sai sót chủ quan lẫn khách quan. 

* Xây dựng thương hiệu bền vững nhờ đáp ứng được yêu cầu của ngành và nhà nước về quản lý chất lượng

Áp dụng chứng nhận ISO 9001 giúp khách hàng và đối tác tin tưởng về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp hơn. 


4. Quy trình đánh giá chứng nhận ISO 9001

Quy trình ISO

Quy trình dịch vụ chứng nhận ISO 9001 sẽ giúp khách hàng thuận tiện hơn trong các bước thực hiện chứng nhận hệ thống quản lý

- Bước 1: Thu thập thông tin (xác định phạm vi chứng nhận)

- Bước 2: Đánh giá thử (nếu cần): Đánh giá sơ bộ để xác định mức độ đáp ứng  yêu cầu của tiêu chuẩn

- Bước 3: Đánh giá chính thức (02 giai đoạn)

Giai đoạn 1: Đánh giá tài liệu, hồ sơ hoặc tại hiện trường để xác định sự sẵn sàng của hệ thống

Giai đoạn 2: Đánh giá tại hiện trường toàn bộ các yếu tố theo yêu cầu của tiêu chuẩn

- Bước 4: Xử lý hành động khắc phục (nếu có), cấp giấy chứng nhận có giá trị 03 năm trên cơ sở được giám sát hàng nằm.

- Bước 5: Đánh giá giám sát định kì nhằm đảm bảo hệ thống quản lý tiếp tục được duy trì và cải tiến hiệu lực và hiệu quả.

- Bước 6: Đánh giá tải chứng nhận sau 03 năm để xác nhận sự phù hợp và hiệu lực, hiệu quả của hệ thống. 


5. Điều kiện để doanh nghiệp tham gia đánh giá chứng nhận ISO

Việc đánh giá chứng nhận là bước cuối cùng trước khi đạt được chứng nhận ISO của doanh nghiệp. Đánh giá viên sẽ đảm bảo tài liệu của bạn đáp ứng tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn. Đồng thời tất cả các thủ tuc và quy trình được tuân thủ một cách chính xác. Doanh nghiệp để thực hiện ISO cần có các điều kiện sau:

Doanh nghiệp cần tìm hiểu về bộ tiêu chuẩn ISO 9001 theo phiên bản cập nhật mới. Việc hiểu được và áp dụng đúng mới đảm bảo việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng của mình theo tiêu chuẩn ISO có hiệu quả doanh nghiệp cần chuẩn bị tài liệu, quy trình, hướng dẫn đảm bảo đúng với các yêu cầu trong tiêu chuẩn. Việc thực hiện này có thể do đội ngũ nhân sự có hiểu biết về ISO và đã được chuyên môn hóa, hoặc nhớ đến các chuyên gia bên ngoài để đảm bảo chính xác. 


6. Doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì cho đánh giá chứng nhận ISO 9001

Một khi doanh nghiệp của bạn đăng kí chứng nhận ISO tức là thời điểm đó doanh nghiệp đã sẵn sàng để giới thiệu Hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp. Công việc của bên đánh giá (bên thứ 3) sẽ tốn khá nhiều công sức thời gian và chi phí. Chính vì vậy, bạn cần chắc chắn rằng mình đã sẵn sàng và có thể tiếp nhận đánh giá.

Dưới đây là các tiêu chi cần thực hiện chuẩn bị kỹ cho việc đánh giá:

- Chuẩn bị về thời gian: Thông báo về lịch đánh giá chứng nhận sẽ được gửi tới doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp cần sắp xếp công việc cho phù hợp để đảm bảo đúng tiến độ chứng nhận theo lịch đã hẹn.

- Chuẩn bị về nhân sự: Cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp là đối tượng tham gia vào quá trình đánh giá chứng nhận. Ý kiến của họ sẽ góp phần vòa việc quyết định xem doanh nghiệp có đáp ứng phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO không.

- Chuẩn bị về hồ sơ tài liệu: Cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liêu theo quy định của cơ quan ban ngành.

- Chuẩn bị về cơ sở vật chất: Đánh giá viên sẽ tiến hành đánh gái hiện trường cư sở, nhà xưởng để đảm bảo sự tuân thủ không chỉ nằm trên giấy tờ, lý thuyết mà còn áp dụng vào cả thực tế. Nên doanh nghiệp cần rà soát lại tất cả trang thiết bị, máy móc.

Việc đánh giá chứng nhận ISO được coi là công việc quan trọng nhất cuối cùng để đạt được chứng nhận ISO. Càng chuẩn bị kỹ càng trước khi đánh giá giúp doanh nghiệp bạn càng nhanh chóng đạt được chứng nhận. 


7. Dịch vụ chứng nhận ISO cho doanh nghiệp tại Hà Nội

Tiêu chuẩn ISO

Dịch vụ chứng nhận ISO cho doanh nghiệp tại Hà Nội là một tổ chức đánh giá lâu đời và uy tín hàng đầu tại Việt Nam, có trụ sở tại Hà Nội.

Được sự cấp phép chỉ định năng lực đánh giá chứng nhận ISO 9001: 2015 từ bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam. Được thừa nhận: Hệ thống chứng nhận chất lượng cho doanh nghiệp tại Hà Nội được công nhận bởi tổ chức công nhận quốc giá và được thưa nhận trên phạm vi toàn thế giới. Từ đó giúp doanh nghiệp sử dụng chứng chỉ cho mục đích quảng bá và kí kết hợp đồng ở cả thị trường trong nước và quốc tế. 

Hệ thống chứng nhận ISO cho doanh nghiệp tại Hà Nội đảm bảo thời gian thực hiện đánh giá và cấp chứng nhận nhanh gọn trên cơ sở đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực của ISO/IEC.

Quý khách hàng sẽ được hưởng một mức chi phí hợp lý khi làm việc với Cung cấp chứng chỉ ISO cho doanh nghiệp tại Hà Nội cùng với sự hỗ trợ tận tình từ đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, khách quan và giàu kinh nghiệm. 


8. Liên hệ dịch vụ chứng nhận ISO nhanh chóng

Quý khách hàng có nhu cầu cấp chứng nhận ISO cho doanh nghiệp tại Hà Nội vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 091.585.1399 hoặc Chat trực tuyến để biết thêm chi tiết.

Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo mẫu sau:


9. Tư vấn khách hàng trực tuyến

• Câu hỏi: Tôi đang tìm hiểu về cấp giấy chứng nhận ISO cho doanh nghiệp sản xuất đồ ăn nhanh tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Chúng tôi đang muốn có nhu cầu được cấp chứng nhận và bạn có thể tư vấn cụ thể hơn cho chúng tôi được không?

⇒ Trả lời: Để được cấp chứng nhận ISO cho doanh nghiệp mình, cần phải đảm bảo chuẩn bị đủ các yêu cầu về chất lượng sản phẩm, quy trình và nhân sự. Bạn có thể tham khảo bài viết bên trên, hoặc gọi điện tới số hotline bên trên để được chúng tôi tư vấn cụ thể.

• Câu hỏi:Hiện tại, công ty tôi đã tìm hiểu và chuẩn bị kĩ càng các thủ tục để được cấp chứng nhận ISO, tuy nhiên tôi muốn hỏi cụ thể về thời gian. Liệu thời gian làm như vậy có lâu không, khoảng chừng mấy tháng.

⇒ Trả lời: Xin chào bạn, nếu bạn đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thì thời gian để nhận đươc giấy chứng nhận chỉ khoảng 5-7 . Tuy nhiên, nếu hồ sơ có vấn đề, thiếu sót hay còn phải sửa chữa thì sẽ tốn thêm thời gian. 

• Câu hỏi: Tôi đang tìm hiểu về chứng chỉ ISO cho doanh nghiệp, các bạn có thể tư vấn cụ thể hơn cho tôi được không? Liệu tra cứu chứng chỉ ISO có dễ dàng không, và ở đâu?

⇒ Trả lời: Dịch vụ chứng nhận ISO cho doanh nghiệp tại Hà Nội chúng tôi luôn sẵn sàng để giải đáp mọi thắc mắc và tư vấn một cách chi tiết nhất. Về nơi tra cứu, tổ chức chứng nhận sẽ cấp mã truy xuất chứng chỉ và doanh nghiệp có thể tra cứu chứng chỉ: thông tin, hiệu lực...bằng mã này trên website của tổ chức chứng nhận.

• Câu hỏi: Không biết hiệu tối đa của mỗi chứng chỉ ISO 9001: 2015 là bao lâu? Khi hết thời hạn thì mình cần làm lại hồ sơ từ đầu sao?

⇒ Trả lời: Chứng chỉ ISO 9001: 2015 có hiệu lựa tối đa 03 năm. Trong thời gian hiệu lực, cần đánh giá giám sát định kì ít nhất 12 tháng/lần. Khi hết thời hạn này, đơn vị sẽ tiến hành đánh giá lại để cấp lại chứng chỉ tương tự như cuộc đánh giá đầu tiên.


Bài viết liên quan

Bình luận

Mời bạn để lại bình luận. Quản trị viên sẽ phản hồi ngay khi nhận được ý kiến của bạn

Số điện thoại của bạn sẽ không hiển thị công khai
1 Bình luận 5/5 đánh giá