Chứng nhận ISO

Baner ISO
Chứng nhận ISO từ khóa quá quen thuộc, đưọc hầu hết các doanh nghiệp, công ty lớn nhỏ với đủ các lĩnh vực dịch vụ tại Việt Nam tìm kiếm. Đây được cho là một trong những tiêu chí đánh giá quan trọng, quyết định đến chất lượng, thương hiệu của sản phẩm, dịch vụ. Vậy bạn hiểu gì về chứng nhận ISO, bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc về chứng nhận ISO.

1. Chứng nhận ISO là gì?

ISO là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng (QMS). Để được chứng nhận ISO 9001, một công ty phải tuân theo các yêu cầu đặt ra trong tiêu chuẩn ISO 9001. Tiêu chuẩn này được các tổ chức sử dụng để chứng tỏ sự tuân thủ và cam kết đối với những thực hành trong ngành nghề uy tín. Giữa lợi thế cạnh tranh và mở ra những cơ hội kinh doanh mới, cũng như sự cải tiến liên tục.

Đồng thời áp dụng ISO 9001 giúp đảm bảo rằng khách hàng có được những sản phẩm và dịch vụ nhất quán, chất lượng tốt, từ đó mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

Chứng chỉ ISO tồn tại trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, từ quản lý năng lượng và trách nhiệm xã hội, cho tới quản lý thiết bị y tế, dược phẩm. Các tiêu chuẩn ISO được đưa ra để đảm bảo tính nhất quán. Mỗi chứng nhận có tiêu chuẩn và tiêu chí riêng biệt.

Hiện tổ chức chứng nhận ISO đang cung cấp các chứng chỉ ISO như:

- Chứng nhận ISO 9001: Hệ thống quản lý chất lượng.

- Chứng nhận ISO 14001: Hệ thống quản lý môi trường.

- Chứng nhận ISO 22000: Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

- Chứng nhận ISO 45001: Hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp

- Chứng nhận ISO 13485: Hệ thống quản lý chất lượng trang thiết bị y tế

Mỗi một cơ sở, ngành nghề kinh doanh sẽ có các yêu cầu khác nhau, bộ tiêu chí đánh giá chất lượng cũng như quy trình cấp chứng nhận ISO khác nhau. Vậy làm thế nào để đạt chứng nhận ISO, tiếp tục cập nhật thông tin ở ngay bên dưới nhé.


2. Làm thế nào để đạt chứng nhận ISO 9001

Tiêu chuẩn iso

Chứng nhận ISO 9001 về cơ bản doanh nghiệp phải thực hiện xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, sau đó đăng ký chứng nhận ISO 9001 tại tổ chức chứng nhận có đủ năng lực.

Để được chứng nhận ISO 9001, doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:

  • Xây dựng và triển khai hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với các nguyên tắc và yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001 mới nhất.
  • Được tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá để đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng của bạn theo tiêu chuẩn ISO 9001.
  • Nếu hoạt động đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu tiêu chuẩn ISO 9001, tổ chức chứng nhận cấp giấy chứng nhận ISO 9001 cho doanh nghiệp.
  • Chứng nhận ISO 9001 cần được chứng nhận lại sau ba năm, để đảm bảo rằng hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp vận hành theo tiêu chuẩn ISO 9001.

3. Vai trò của chứng nhận ISO đối với doanh nghiệp

Lợi ích iso

Không phải ngẫu nhiên tiêu chuẩn ISO lại đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Tấm bằng mà bất cứ các công ty, doanh nghiệp nào trên lãnh thổ Việt Nam đều muốn sở hữu. Vậy chứng nhận ISO mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp, chúng ta cùng nhau điểm danh chi tiết những lợi ích của chứng nhận ISO nào.

• Tạo lợi thế cạnh tranh: Đối với một số lĩnh vực như hành chính công, xây dựng, dược phẩm, y tế ISO chính là điều kiện bắt buộc khi dự thầu. Vì thế sở hữu chứng nhận ISO giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh với các đối thủ, tăng khả năng trúng thầu các dự án.

• Tạo thương hiệu uy tín: Chứng nhận ISO 9001 như một tiêu chí đánh giá của khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Giúp mang lại niềm tin cho khách hàng, đối tác khi đưa ra quyết định hợp tác với công ty.

• Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ: Để đạt được chứng nhận ISO là cả một quy trình kiểm định chặt chẽ với các yêu cầu rất lớn. Do đó chắc chắn doanh nghiệp đạt ISO sẽ tạo ra sản phẩm, dịch vụ được đảm bảo chất lượng, giảm thiểu tỉ lệ sản phẩm hư hỏng, tạo tên tuổi trên thị trường.

• Quản lý rủi ro hiệu quả: Một ưu điểm lợi ích của chứng nhận ISO cuối cùng đó là giúp doanh nghiệp đưa ra các quy trình quản lý rủi ro hiệu quả với nguyên liệu đầu vào hợp lý, giúp doanh nghiệp giảm tối đa rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh.


4. Thủ tục chứng nhận ISO 9001

Để được cấp chứng nhận ISO 9001 hay bất kể các loại chứng nhận ISO nào đi chăng nữa, doanh nghiệp cần phải đảm bảo các tiêu chí về thủ tục giấy tờ, chuẩn bị hồ sơ cũng như nhân lực, trang thiết bị để cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thẩm định, đánh giá và cấp chứng nhận.

Chứng nhận ISO sẽ có các yêu cầu về thủ tục giấy tờ như sau:

Thủ tục giấy tờ

- Giấy đăng ký kinh doanh công ty, chứng nhận đầu tư (nếu có)

- Các quy trình quy định công ty đang áp dụng vào doanh nghiệp

- Các hợp đồng với đối tác, nhà cung cấp sản phẩm

- Nhân sự và các bằng chứng chỉ liên quan đến quản lý kỹ thuật

Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ thủ tục ở trên, đồng thời đảm bảo cơ sở vật chất như sau:

- Chuẩn bị về thiết bị công nghệ: Phòng họp, máy chiếu, wifi, máy tính.

- Chuẩn bị hồ sơ tài liệu: Quy trình hồ sơ tài liệu liên quan hệ thống quản lý chất lượng.

- Chuẩn bị nhân sự:  Thông báo nhân sự có mặt đầy đủ, phân công vai trò, nhiệm vụ của nhân sự trong quá trình đánh giá.

5. Đăng ký dịch vụ cấp chứng nhận ISO trọn gói

Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký chứng nhận ISO vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0941.898.123 hoặc Chat trực tuyến để biết thêm chi tiết.

Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo mẫu sau: 


6. Quy trình đăng ký dịch vụ ISO

Quy trình ISO

- Bước 1: Đăng ký và thỏa thuận với tổ chức chứng nhận ISO.

- Bước 2: Tiếp nhận thông tin và lập kế hoạch đánh giá.

- Bước 3: Đánh giá hệ thống tài liệu và đánh giá chứng nhận tại hiện trường (nhà xưởng, nơi sản xuất...) so với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO. Cụ thể bao gồm:

Khảo sát hệ thống quản lý và đánh giá theo tiêu chuẩn ISO 9001

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức trong công ty

Quy định quyền hạn, trách nhiệm của lãnh đạo, bộ phận điều hành ISO 9001

Phân bổ chức năng và nhiệm vụ cho các phòng ban

Quy định quyền và nghĩa vụ cho từng chức danh dựa trên năng lực

- Bước 4: Thẩm xét hồ sơ đánh giá và cấp chứng nhận.

- Bước 5: Đánh giá và giám sát định kỳ.

- Bước 6: Duy trì hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO.

- Bước 7: Đánh giá tái chứng nhận (sau khi hết thời hạn 3 năm)

Như bạn thấy đấy để sở hữu chứng nhận ISO là cả một quá trình tiêu chuẩn với rất nhiều thủ tục cũng như các yêu cầu khác nhau. Để có thể hoàn thiện hồ sơ, xây dựng quy trình cho cả hệ thống doanh nghiệp không phải là điều đơn giản. Hãy đến với các doanh nghiệp cung cấp chứng nhận ISO chuyên nghiệp trọn gói để được tư vấn, hỗ trợ về thủ tục, dịch vụ. Chắc chắn quý khách hàng sẽ rút ngắn được thời gian, quy trình xin cấp ISO, tiết kiệm không chỉ thời gian mà còn kinh phí và nhân sự.


7. Tư vấn & giải đáp thắc mắc của khách hàng về dịch vụ

• Câu hỏi: Tôi đang tìm hiểu về thủ tục cấp chứng nhận ISO hiện hành tại Hà Nôi. Cho tôi hỏi đối với lĩnh vực xây dựng, tôi cần chuẩn bị những thủ tục nào, quy trình cấp ISO có khó không?

⇒ Trả lời: Kính chào quý khách, cám ơn quý khách đã đặt câu hỏi tới công ty. Đối với lĩnh vực xây dựng, quý khách hàng chỉ cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ chứng từ về nhân sự, giấy đăng ký kinh doanh công ty, chứng nhận đầu tư (nếu có), quy trình quy định công ty đang áp dụng vào doanh nghiệp....Bạn sẽ được phục vụ chu đáo, nhanh chóng khi đăng ký dịch vụ cấp visa trọn gói tại công ty chúng tôi.

• Câu hỏi: Xin hỏi thời gian xin cấp chứng nhận ISO là bao lâu, chứng nhận này có thời gian sử dụng là bao lâu?

⇒ Trả lời: Xin chào anh/chị, xin thông tin tới anh/chị thời gian xin cấp chứng nhận ISO trong khoảng từ 5 - 7 ngày. Tấm chứng nhận ISO có hiệu lực sử dụng trong vòng 3 năm, sau 3 năm khách hàng cần đánh giá, cấp lại ISO của đơn vị có thẩm quyền.

• Câu hỏi: Gia đình mình kinh doanh thuốc thảo dược cổ truyền, giờ muốn đăng ký chứng nhận ISO có được không, đăng ký ở đâu nhỉ, tư vấn giúp mình tại Hải Châu, Đà Nẵng nhé?

⇒ Trả lời: Kính chào quý khác, hiện chứng nhận ISO đã được triển khai cung cấp cho các ngành nghề dược phẩm trên toàn quốc. Để đăng ký chứng nhận ISO, quý khách vui lòng điền thông tin liên hệ theo mẫu bên dưới, hoặc gọi điện thoại vào tổng đài tư vấn hỗ trợ, để được thông báo chi tiết quy trình cũng như chi phí dịch vụ.


Bài viết liên quan

Bình luận

Mời bạn để lại bình luận. Quản trị viên sẽ phản hồi ngay khi nhận được ý kiến của bạn

Số điện thoại của bạn sẽ không hiển thị công khai
1 Bình luận 5/5 đánh giá