Thi công chống thấm tường, trần nhà ở Chí Linh, Hải Dương

Đa số các công trình ở Việt Nam thường sử dụng trần nhà, tường bê tông bởi sự chắc chắn, vững chãi. Trần nhà bê tông đang là xu hướng sử dụng vật liệu trên thế giới mà công trình theo đuổi. Vật liệu bê tông không chỉ tồn tại ở các bộ phận kiến trúc mà còn tham gia vào nội thất như các dạng bàn ghế ngoài trời. Với việc sử dụng bê tông cốt thép vào trần nhà, tường bê tông, những toà nhà vươn cao hơn, hình thức kiến trúc trở nên phong phú, đa dạng hơn. Thế nhưng, sau một thời gian, trần nhà, tường bê tông thượng bị xuống cấp nhanh chóng, mà dễ nhận thấy nhất là xuất hiện các vết ố vàng, mốc đen, xanh xám trên trần. Vì vậy, các giải pháp, cách chống thấm tường, trần nhà cần được áp dụng để đảm bảo chất lượng công trình một cách tối ưu nhất.

Thi công chống thấm

1. Nguyên nhân gây thấm dột tường, trần nhà

• Thấm dột do công trình cũ, lâu năm

Các ngôi nhà cũ ở lâu năm sẽ bị xuống cấp và có hiện tượng nứt trần, tường. Khi đó, nước mưa sẽ tranh thủ thấm qua và gây dột cho ngôi nhà của bạn. Lúc này nếu không có biện pháp chống thấm hiệu quả thì chắc chắn ngôi nhà của bạn không lâu sau sẽ xuống cấp trầm trọng.

• Kỹ thuật thi công không đảm bảo

Kỹ thuật thi công ẩu, không đảm bảo chất lượng, kết cấu thép lún, thép đan sàn bê tông không đạt yêu cầu khiến nước ngấm qua dễ dàng. Thấm dột thường qua các khe nối giữa trần cũ và trần đổ mới.


2. Vì sao cần chống thấm trần nhà, tường?

Chúng ta có thể kể đến những lí do cần chống thấm tường, trần nhà như:

- Do sự thay đổi trong cấu trúc của các vật liệu bao quanh sàn mái dẫn đến hiện tượng tách lớp gây thấm. Nứt trần nhà, tường bê tông do kết cấu lún, thép đan sàn bê tông mái không đạt yêu cầu, mác bê tông kém chất lượng.

- Nhà được chống thấm nhưng vẫn rò rỉ, rạn nứt bởi chất chống thấm không tốt, không đạt đảm bảo chất lượng nên khi chịu tác động của thời tiết có khả năng biến đổi trong môi trường.

- Không thử nước trước khi lát gạch.

- Hệ thống thoát nước của sân thượng kém, bị đọng nước, thiết kế sân thượng không phù hợp cho việc sửa chữa. Đổ nối sàn bê tông mới vào sàn bê tông cũ, vị trí thấm là khe nối giữa sàn cũ và sàn mới.

- Do vật liệu, chất liệu xây dựng không tốt dẫn đến khi mưa, trần mái, tường dễ bị nứt gãy, rạn nứt chân chim. Sau một vài năm sử dụng trần nhà sẽ có hiện tượng nứt do co ngót bê tông, do sự chênh lệch nhiệt độ nắng mưa đột ngột, mù hè nở ra, mùa đông co lại hay còn gọi là hiện tương sốc nhiệt của bê tông.

Trên đây là những lí do chính dẫn đến việc thi công chống thấm trần nhà, tường là cần thiết. Ngoài ra còn có các lí do khác nữa như tự ý thay đổi kết cấu nhà, cải tạo lại nhà mà không hỏi ý kiến thiết kế, thi công.


3. Hậu quả đem lại nếu không xử lý chống thấm tường, trần nhà

Thi công chống thấm chuyên nghiệp

Công trình trải qua thời gian dài thường dẫn tới tình trạng thấm dột ở nhiều khu vực phải tiếp xúc với nước trong thời gian dài. Đặc biệt là trần nhà, tường nếu bị thấm dột sẽ gây ảnh hưởng mạnh tới toàn bộ ngôi nhà như xuất hiện ố mốc, phá huỷ kết cấu bê tông, ảnh hưởng tới sức khoẻ, nguy hiểm đến tính mạng con người... Vì vậy, khi xuất hiện dấu hiệu nấm mốc, thấm dột, chúng ta cần thực hiện chống thấm trần nhà ngay. Bởi khi mái nhà bị thấm dột sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mĩ của cả ngôi nhà cũng như có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt của gia đình.

Đặc biệt, trần nhà cũng là thành phần thường xuyên phải chịu tác động trực tiếp từ môi trường, thời tiết do đó khả năng bị hao mòn, ngấm đọt dễ dàng xảy ra. Chính vì thế, để hạn chế tối đa các hậu quả mà hiện tượng thấm dột, nứt từ trần nhà, tường đem lại, bạn cần phải biết cách chống thấm trần nhà sao cho mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất.


4. Các phương pháp chống thấm thịnh hành, phổ biến hiện nay

4.1. Chống thấm tường

Tình trạng thấm ở tường là do lớp sơn bảo vệ bên ngoài của tường bị bong tróc, rêu mốc hoặc tường bị rạn nứt lâu ngày nước mưa và hơi ẩm theo các vết nuets nhỏ thẩm thấu vào trong tường.

Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chống thấm nhưng không phải loại nào cũng dùng để chống thấm tường nhà. Vật liệu dùng có thể chia thành 2 loại là vật liệu chống thấm tường trong và vật liệu chống thấm tường ngoài.

- Đối với tường trong thì nên sơn lót chống kiềm nước, sau đó sơn phủ, tốt nhất dùng hãng sơn uy tín, nhưng nên mua ở cửa hàng quen không sẽ bị lừa mua phải sơn giả. Trong nhà không nên sử dụng bột bả, tốt nhất tường nên mài nhẵn hơn là dùng bột bả.

- Đối với tường ngoài thì nên sơn một lớp sơn đàn hồi gốc Acrylic, sau đó lăn sơn chống thấm trộn xi măng. Thêm nữa, vật liệu chống thấm tường từ bên ngoài có thể sử dụng sản phẩm chống thấm ngược INTOC-04. vật liệu này là chất vô cơ gốc xi măng tạo nên lớp hồ dầu chống thấm sẽ kết dính với vật liệu thành một khối đồng nhất có tính kháng nước cực tốt. Nó được các nhà thi công đánh giá cao và sử dụng rộng rãi, không những chống thấm tường mà còn chống thấm cho nhiều công trình dân dụng và công nghiệp.

- Biện pháp sơn chống thấm Epoxy: Sơn chống thấm là biện pháp thi công chống thấm đã quá quen thuộc với mọi công trình, nó không chỉ mang tới tính thẩm mỹ mà còn giúp bảo vệ mặt tường khỏi thấm nước, ngăn nước xâm nhập sâu vào bề mặt tường. Tại khu vực phía Bắc thời tiết có độ ẩm tương đối cao nên sử dụng sơn chống dột thông thường là không đủ, cần kết hợp thêm sơn chống thấm.

- Biện pháp chống thấm bằng Sika Latex: Chống thấm bằng Sika Latex thực chất là việc sử dụng phụ gia Sika Latex trộn với vữa xi măng và tạo thành hỗn hợp chống thấm tuyệt vời. Sika Latex thường được sử dụng cho các hạng mục tường nhà, mái nhà, nhà vệ sinh.

4.2. Chống thấm trần nhà

- Chống thấm bằng màng khò nóng: màng khò bitum có khả năng chịu nhiệt, tia UV tốt, chống thấm cao, nên thường được sử dụng cho các công trình chống thấm trần nhà.

- Chống thấm bằng màng lỏng gốc Polyurethane: polyurethane là chất chống thấm một thành phần, dạng lỏng, sau khi lưu hoá sẽ tạo thành lớp màng polyurethane đàn hồi. Là vật liệu chống thấm cực tốt, dễ dàng thi công, chịu được tia UV, bám dính tốt nhưng giá khá đắt.

Polyurethane rất nhạy cảm với độ ẩm. Vì vậy, trước khi thi công, người ta phải đánh giá rất cẩn thận độ ẩm của tấm bê tông, nếu không sau một thời gian lớp chống thấm có thể sẽ bị bong tróc. Vật liệu này thường được thi công ở khu vực trần nhà, cho lớp gạch men lộ thiên trên mái nhà và ban công hoặc các khu vực chịu sự tác động của mặt trời.

- Chống thấm bằng màng tự dính: sử dụng để chống thấm tự dính cho dạng trần hoặc mái thấp, các loại nền móng, nền nhà, tường ngăn... Ngoài ra, màng tự dính còn dùng để chống thấm những công trình công cộng chẳng hạn như bể bơi, đường hầm...

- Chống thấm bằng băng cản nước: băng cản nước có tên gọi khác là tấm chắn nước là một phần quan trọng giúp xử lý chống thấm các khu vực như kết cấu mạch bê tông âm dưới ngầm hoặc kết cấu bê tông có chức năng chứa nước, dẫn nước.

Hiện nay có rất nhiều cách chống thấm tường, trần nhà. Tuỳ vào mỗi trường hợp, sẽ có những cách xử lý khác nhau. Để chống thấm hiệu quả nhất, ngoài việc chọn phương pháp thi công phù hợp, còn cần biết chọn vật liệu vừa có khả năng chống thấm tốt, vừa làm tăng kết cấu của công trình, đồng thời giúp giảm chi phí cho gia chủ.


5. Chống thấm cho nhà mới xây

Các cách chống thấm tường, trần nhà mới xây có thể kể đến như: màng chống thấm chuyên dụng, vật liệu chống thấm dạng phun xịt, dạng quét, sơn chống thấm trong nhà và ngoài trời, phụ gia chống thấm. Mỗi loại vật liệu chống thấm dột trên đều có những ưu điểm khác nhau, được sử dụng tuỳ vào từng trường hợp khác nhau. Để lựa chọn được cách chống thấm cho nhà mới xây hợp lí, cần trải qua bước khảo sát thực trạng công trình một cách tỉ mỉ.

Quá trình khảo sát thực trạng này đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao. Tốt nhất, bạn nên liên lạc với đơn vị có uy tín để được tư vấn và sử dụng những dịch vụ đảm bảo nhất cho công trình của gia đình mình. Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các cách chống thấm tường nhà mới xây ngay sau đây nhé.

5.1. Chống thấm bằng màng chống dột chuyên dụng

Màng chống dột chuyên dụng có 2 dòng sản phẩm chính là màng khò nóng chống thấm và màng chống thấm tự dính. hai loại vật liệu này đều có khả năng ngăn nước triệt để cùng độ co giãn đàn hồi tốt. Ngoài ra màng chống thấm chuyên dụng còn có độ bền cao, chống chịu tốt dưới thời tiết khắc nghiệt. Đúng như cái tên của nó, 2 loại vật liệu này có cách thi công khác nhau. Nếu màng khò nóng chống thấm cần đfn khò khí ga đốt nóng rồi dán lên mặt bê tông thì màng chống thấm tự dính chỉ cần lột một lớp lót ra là đã có thể tự dính vào mặt phẳng cần chống thấm. Tuỳ vào điều kiện của gia đình, bạn có thể chọn một trong hai loại màng chống thấm chuyên dụng trên để thi công chống thấm nhà mới xây cho hợp lý và hiệu quả.

5.2. Chống thấm bằng vật liệu chống thấm dạng phun xịt

Nhận thấy được việc người dân mất khá nhiều thời gian trong việc chống thấm tường, trần nhà bằng những phương pháp trước, nhà sản xuất đã chiều lòng người dùng cho ra loại chống chống thấm dạng phun xịt. Nghe đến là bạn đã biết rằng phương pháp này sẽ mang đến cho bạn nhiều lợi ích, đặc biệt là thời gian. Nếu như thực hiện những cách khác phải trải qua nhiều công đoạn thì ở cách này bạn chỉ cần sử dụng một chút thời gian là có thể hoàn thành. Đây là phương pháp sử dụng các loại vật liệu lỏng phun xịt lên tường để chống thấm, Hiện nay có nhiều sản phẩm chống thấm dạng phun xịt khác nhau như: Leak Sealer. Lemax Seal, Bitum dạng lỏng... Ưu điểm của các loại vật liệu dạng phun xịt này là dễ dàng thi công, nhẹ và đặc tính kết nối tuyệt hảo.

Khi sử dụng loại vật liệu chống thấm này thì bạn cần đeo đồ bảo hộ vào rồi dùng bình phun lên khu vực tường cần chống thấm. Lưu ý rằng bạn cần phải làm chủ lượng chống thấm cần phun vào để kiểm soát lượng chất lỏng trên tường, tránh tình trạng xịt quá nhiều vật liệu lên tường gây lãng phí.

5.3. Chống thấm nhà mới xây bằng sơn chống thấm

Sơn chống thấm là một chất lỏng có tác dụng bảo vệ ngôi nhà khỏi những tác nhân bên ngoài để tường, trần nhà không bị thấm dột. Bên cạnh đó, lớp sơn này còn có chức năng trang trí cho ngôi nhà thêm phần xinh xắn cũng như tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà đáng kể, Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sơn chống thấm cho bạn lựa chọn. Cách chống thấm này bao gồm các bước sau: Dùng một ít bột trát tường ngoài trời phủ lên. Sau khi làm phẳng bề mặt tường, chúng ta tiến hành phủ sơn lót và quét sơn chống thấm. Nếu điều kiện không thuận lợi để tiên hành chống thấm từ ngoài thì chúng ta sẽ dùng phương pháp chống thấm ngược.


6. Chống thấm cho nhà đã qua sử dụng

Ra đời và phát triển qua nhiều năm, công ty chúng tôi đã và đang ngày càng nhận được nhiều sự tin tưởng từ phía khách hàng thông qua dịch vụ chống thấm cho trần nhà, tường cũ. Với đội ngũ kĩ thuật chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm cùng thái độ phục vụ tận tình, yêu nghề, giá thành hợp lí, chống thấm cho nhà cũ hứa hẹn sẽ mang lại dịch vụ hơn cả sự mong đợi. Dưới đây là một số cách để chống thấm nhà cũ.

6.1. Sơn chống ẩm mốc là một giải pháp được dùng nhiều nhất

Một trong những phương pháp được ưa chuộng để chống thấm cho nhà cũ đó là sử dụng sơn. Trước tiên cần làm sạch bề mặt tường, cạo lớp vôi cũ và rửa sạch, nếu tường bị thấm thì phải xử lý chống thấm rồi mới lăn sơn. Nếu không làm sạch tường cũ thì lớp sơn rất dễ bị bong rộp, không đảm bảo chất lượng. 

Nếu trần nhà của bạn bị ẩm, mốc áp sát tường nhà bên cạnh nhưng ngôi nhà đó chỉ mới xây tường thô chưa trá vữa thì cũng có thể nước sẽ ngấm từ vị trí này tới tường nhà bạn và gây ẩm mốc. Trong trường hợp này cách giải quyết triệt để nhất đó là xử lý cả mặt tiếp giáp của tường và mặt trong của tường nhà bạn nơi xảy ra ẩm mốc.

6.2. Sử dụng chất phụ gia chống thấm và màng chống thấm

Nếu tường nhà bạn xaye ra ẩm mốc nên sử dụng chất phụ gia chống thấm dạng dung dịch và màng chống thấm phủ lên bề mặt phía trong và phía ngoài tại vị trí của mảng tường bị ẩm mốc và sẽ tiến hành xử lý bề mặt của mảng tường này.

6.3. Sử dụng gỗ để ốp tường trang trí

Trong chống thấm cho nhà cũ, việc sử dụng gỗ để ốp trang trí là biện pháp khá hay. Nếu mảng tường bị ẩm mốc ở vị trí cần trang trí, bạn có thể dùng các vật liệu vừa có tính năng trang trí vừa dùng để che phủ tạo mỹ quan cho mảng tường đã xử lý chống thấm. Bạn cũng có thể dùng gạch để ốp lên bề mặt tường haowjc dùng gỗ để ốp lên bề mặt tường vừa đẹp lại vừa tránh được ẩm mốc.


7. Phương án thi công chống thấm

Hướng dẫn các bước tiến hành chống thấm trần nhà, tường bê tông.

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

Chuẩn bị bề mặt tốt là điều quan trọng để đạt được chất lượng chống thấm tối ưu. Chúng ta cần vệ sinh sạch sẽ bề mặt của trần nhà, tường. Đây là những khu vực trong quá trình sử dụng thường xuyên bám bẩn, bám rêu dẫn tới rò rỉ nước nên việc chống thấm là rất cần thiết. Vì vậy, việc đầu tiên trong quá trình chống thấm là bề mặt phải chắc, cứng, sạch, không có bị bẩn dầu mỡ hay các chất bẩn khác. Sau đó thi công trực tiếp trên bề mặt bê tông là cách tối ưu nhất, do bê tông cứng nên độ bền lớp chống thấm dột sẽ rất cao.

Đối với các căn nhà khi xây dựng nếu chúng ta không quan tâm đến những vấn đề như chống thấm thì ngay từ lúc mới xây, kiến trúc hạ tầng sẽ bị nghiêm trọng vì có thể dẫn đến bong tróc lớp sơn tường thấm nước gây mất đi vẻ thẩm mỹ và gây hại đến các liên kết của ngôi nhà. 

Bước 2: Chống thấm tường, trần nhà

Tạo một lớp vữa mỏng quét lên bề mặt sàn bê tông để lấp kín những vết rạn nứt của sân thượng. Trên thị trường có nhiều loại vữa, các bạn có thể lựa chọn cho phù hợp. Sau đó cũng quét 2 lớp lên bề mặt beeb tông, đợi lớp đầu tiên khô mới quét lớp thứ hai, mỗi lớp cách nhau từ 1-2 giờ đồng hồ.

Bước 3: Chống thấm hiệu quả

Đợi 3-4 tiếng sau khi lớp vữa chống thấm khô, chúng ta sẽ phun dung dịch chống thấm nước lên toàn bộ bề mặt vê tông và chân tường. Chú ý nên phun 2 lớp, mỗi lớp cách nhau 3-4 phút, phun phải đều và đảm bảo ướt mặt sàn. Phun chân tường cao lên khoảng 15-20cm.

Bước 4: Kiểm tra kết quả công việc, tiến hành bảo dưỡng thường xuyên

Trên đây, chúng tôi mong muốn gợi ý cho các bạn cách chống thấm nhà hợp lí, hy vọng qua bài viết này, quý vị đã có thêm những thông tin hữu ích về phương pháp chống thấm vô cùng hiệu quả mà lại đơn giản. 


8. Báo giá thi công chống thấm 

Hạng mục Vật tư Báo giá VND/m2
Chống thấm sàn vệ sinh Màng chống thấm tự dính 2,0mm Sika Grout, Sila Latex, thanh trương nở, lót bitum 300.000
Màng chống thấm tự dính 1,5mm Sika Grout, Sila Latex, thanh trương nở, lót bitum 250.000
Màng khò nóng 3,0mm Sika Grout, Sila Latex, thanh trương nở, lót bitum 230.000
Chống thấm 2T/P đàn hồi cao, Sika Grout, Sika Latex, thanh trương nở, lưới thủy tinh 200.000
Chống thấm máng xối nước Chống thấm 2TP, màng khò, lót bitum, lưới thủy tinh, Sika Grout, Sika Latex 150.000
Chống thấm ban công, sân thượng Màng chống thấm, chống thấm 2 thành phần, chống thấm poly, lưới thủy tinh, Sika Grout, Sika Latex 150.000 - 250.000
Chống thấm mái nứt, tường nứt, bể nước Màng chống thấm, Sika Grout, Sika Latex, keo chống thấm chuyên dụng 150.000
Chống thấm đáy, tường vây tầng hầm Màng chống thấm, vữa chống thấm, chống thấm tinh thể thẩm thấu Theo hiện trạng
Chống thấm khe co nứt, khe tiếp giáp Màng chống thấm, keo chuyên dụng Sika Grout, Sika Latex Theo hiện trạng

Ghi chú:

Báo giá trên là giá hoàn thiện, đã bao gồm vật tư và công thợ thi công.


9. Liên hệ thi công chống thấm tường, trần nhà tại Chí Linh

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về dịch vụ thi công chống thấm trần, tường nhà tại TP Chí Linh, Hải Dương vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 091.585.1399 hoặc Chat trực tuyến để biết thêm chi tiết.

Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo mẫu sau: 

* Quý khách hàng hãy Chat Zalo với chúng tôi để nắm bắt thông tin một cách nhanh nhất, mới nhất, chính xác nhất.


10. Tư vấn dịch vụ thi công chống thấm nhà ở

• Câu hỏi: Sân thượng nhà mình hay bị mưa, bị chảy nước mà không biết ở chỗ nào, đơn vị có thể qua kiểm tra và thi công chống thấm giúp mình được không? Mình ở khu đô thị Ecopark, Thành phố Hải Dương nhé.

⇒ Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ chống thấm ở Hải Dương bên mình. Nhân viên sẽ liên hệ tư vấn và hẹn ngày qua kiểm tra, thi công cho bạn nhé.

• Câu hỏi: Tường nhà mình đã sử dụng khá lâu nên có bị dột đơn vị có cơ sở nào gần khu biệt thự Đỉnh Long, Hải Dương có thể đến xử lý chống thấm giúp mình được không và chất lượng có đảm bảo không nhỉ?

⇒ Trả lời: Chào bạn, đơn vị bên mình có cơ sở tại chỗ bạn ở và với những nhân viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm trong nghề công với những sản phẩm chất lượng, đạt tiêu chuẩn nên bạn có thể yên tâm bạn nhé.

• Câu hỏi: Mình muốn làm bể cá trên sân thượng nên muốn xử lý chống thấm trần nhà, đơn vị có thể tư vấn cho mình được không?

⇒ Trả lời: Chào bạn, hiện nay đơn bị bên mình đã xử lý rất nhiều công trình chống thấm cho rất nhiều khách muốn làm hồ cá trên sân thượng rồi nên bạn yên tâm về chất lượng bạn nhé. Bộ phận kinh doanh bên mình sẽ liên hệ tư vấn chi tiết cho bạn về dịch vụ chống thấm trần nhà bạn nhé.


Bài viết liên quan

Bình luận

Mời bạn để lại bình luận. Quản trị viên sẽ phản hồi ngay khi nhận được ý kiến của bạn

Số điện thoại của bạn sẽ không hiển thị công khai
1 Bình luận 5/5 đánh giá